Doanh nghiệp cần lên phương án khôi phục nguồn nhân lực

Diendandoanhnghiep.vn Để vượt qua "bão" COVID-19, nhân sự là yếu tố đầu tiên trong danh mục bị cắt giảm. Nhưng vào thời điểm này doanh nghiệp cần tính toán, lên phương án tuyển dụng nguồn nhân lực.

Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững đều có đủ ba yếu tố cốt lõi, đó là: Tận dụng được công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, trụ cột quan trọng nhất giúp tăng trưởng nền kinh tế là con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

cx

Chuẩn bị nhân sự chuyên môn cho giai đoạn bùng nổ đơn hàng sẽ là bài toán thiết yếu cho các doanh nghiệp.

Các chuyên gia phân tích, nguồn nhân lực được đào tạo có chuyên môn, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo sẽ  trở thành “nguồn vốn - vốn con người, hay còn gọi là nguồn vốn nhân lực”.

Trong bối cảnh hiện nay nhiều doanh nghiệp đang thất thoát nguồn lực đáng kể, đặc biệt là nguồn lao động có tay nghề do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, xét về tình hình khống chế dịch bệnh khả quan như thời điểm này thì các doanh nghiệp nên có bài toán chiến lược về nguồn lao động.

Thêm vào đó, qua số liệu từ các báo cáo cho thấy, Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Nhưng xét về cơ cấu lực lượng lao động, nhìn chung tăng mạnh theo từng năm và đặc biệt thiếu trầm trọng nguồn nhân lực tại các Thành phố lớn, khu đô thị và tại các tỉnh thành có khu công nghiệp. Điều này cho thấy làn sóng chuyển dịch sản xuất từ các nước sang Việt Nam càng nhiều sẽ khiến nguồn lao động có chất lượng ngày càng trở nên khan hiếm.

Ông Hà Mạnh Hùng – PCT HĐQT Công ty CP Hệ Thống Công nghệ ETC cho biết: "Theo tôi các doanh nghiệp nên có chiến lược dài hơi về nhân lực, bởi sở hữu được nguồn nhân sự có chất lượng, thạo tay nghề là rất khó, nếu cắt giảm đi, khi ổn định chúng ta sẽ hiếm có cơ hội tuyển dụng lại được. Đồng thời nếu tuyển dụng được thì khả năng đào tạo lại là rất cao đôi khi còn tốn thêm thời gian và kinh phí. Đối với doanh nghiệp, tôi xác định tài chính và lực lượng lao động đều là hai nguồn lực quan trọng, ở thời điểm trước mắt chúng ta nên có phương án hỗ trợ người lao động, đây là cách làm ổn định lâu dài nhất và mang tính nhân văn".

 Đánh giá về nguồn lao động ở thời điểm hiện tại, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, nhân sự có tay nghề may rất khó tuyển, nếu tuyển dụng được phải đáp ứng được công việc vì may thành phẩm theo khuôn mẫu của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Đồng thời phải thống nhất thời gian làm việc của cả hai bên (bên lao động và bên sử dụng lao động), chẳng hạn như lao động đó có khả năng đáp ứng được thời gian làm thêm ca, kíp của từng doanh nghiệp hay không?  Chưa kể công nhân hiện nay thường chọn các doanh nghiệp có mật độ tăng ca ít, gần nhà, để tiện chăm sóc con nhỏ.

"Nhìn từ bức tranh tuyển dụng cho thấy đây là hiện tượng lao động chọn doanh nghiệp chứ không còn là một chiều doanh nghiệp ra tiêu chí để chọn nhân sự", đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhận định.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực ngành nghề về công nghệ thông tin và chế tạo máy, cũng vô cùng khó tuyển, trong đó chưa kể các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian để đào tạo lại.

Do đó, với ngành sản xuất, gia công cần ổn định cho các vị trí có tay nghề ngay thời điểm này, nhiều doanh nghiệp có thể phỏng vấn nhận sơ qua phương thức trực tuyến và sẽ có thể nhận được vào làm chính thức chỉ sau một vài buổi gặp gặp để thử việc.

Không chỉ có ngành may và công nghệ thông tin, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cho biết; hiện nay với thời gian nghỉ ngắt quãng dài như hiện này khiến lao động thường "đứng núi này nhìn núi nọ", đa số lao động thay đổi ngành nghề vào các dịp nghỉ lễ tết hoặc nghỉ dài ngày. Điều này càng thấy rõ khi lao động Việt Nam gần đây xin nghỉ việc và lựa chọn xu hướng đi xuất khẩu lao động ngày một nhiều, bởi với chi phí đi xuất khẩu lao động ngày một giảm, người lao động sẽ có nhiều lựa chọn để ra nước ngoài làm việc, nơi có mức thu nhập cao hơn.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng dịch COVID - 19 khiến tình trạng lao động cũng giảm nhiều, việc nhận thông tin chưa đầy đủ cũng khiến người lao động lo lắng, gây tâm lý làm gần nhà, gần quê cho an toàn, nguyên nhân này cũng góp phần làm khó các nhà tuyển dụng. Do đó chuẩn bị nhân sự chuyên môn cho giai đoạn bùng nổ đơn hàng sẽ là bài toán thiết yếu cho các doanh nghiệp.

Các trung tâm tuyển dụng cho rằng, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp phục hồi sẽ đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kéo theo sự tuyển dụng ồ ạt từ các ngành nghề khiến nguồn cung trở nên ít ỏi và khó có thể tuyển dụng được nguồn lao động chất lượng cao. Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị từ trước thì thị trường lao động sẽ ổn định và nguồn cung cho các ngành nghề đặc thù sẽ dồi dào hơn.

Trước khuyến nghị báo động về nguồn nhân lực ở thời điểm này, doanh nghiệp trong nước cần nên chiến lược kỹ lưỡng cho nguồn lao động, đặc biệt là khối doanh nghiệp thuộc mô hình nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp cần lên phương án khôi phục nguồn nhân lực tại chuyên mục Quản trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713482710 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713482710 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10