Vì sao xuất khẩu tăng nhưng PMI Việt Nam lại giảm trong tháng 8?

LINH NGA 04/09/2020 04:00

Bloomberg dự báo, mọi thứ có thể sẽ trở nên đặc biệt phức tạp cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam khi thúc đẩy đầu tư và nhu cầu hàng hoá trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung...

Dữ liệu mới nhất về tình hình thương mại của Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam đang cho thấy triển vọng khó lường của các nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu châu Á: có thể tốt, có thể xấu, hoặc thậm chí là tồi tệ.

Theo những dữ liệu mới công bố gần đây, cả ba quốc gia nói trên đều có sự cải thiện về xuất khẩu, cho dù con số tăng trưởng kinh tế mới nhất của Hàn Quốc và Thái Lan vẫn âm.

PMI Việt Nam tháng 8 giảm so với tháng 7 và là tháng thứ hai liên tiếp dưới ngưỡng 50 điểm. (Nguồn: IHS Markit).

PMI Việt Nam tháng 8 giảm so với tháng 7 và là tháng thứ hai liên tiếp dưới ngưỡng 50 điểm. (Nguồn: IHS Markit).

Bloomberg nhận định, một loạt rủi ro vẫn đè nặng lên các chuỗi cung ứng trong khu vực. Trong đó bao gồm diễn biến ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, sự quay trở lại của Covid-19 và các hạn chế di chuyển, chưa kể tới sự khó đoán của cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Tổng cục Thống kê kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 ước tính đạt 26,5 tỉ USD chủ yếu do Công ty Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Note 20. Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 174,11 tỉ USD, tăng 1,6% so với cùng kì năm trước.

Tuy nhiên, điều đáng nói là theo Bloomberg, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm mạnh từ 47,6 điểm của tháng 7 về 45,7 điểm trong tháng 8. Như vậy, sức khỏe lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã giảm lần thứ hai liên tiếp sau khi đã tăng trở lại trong tháng 6. Điều này cho thấy các nhà quản lí nhà máy đang thận trọng với một số rủi ro thương mại. 

Điểm tích cực là mức suy giảm trong tháng 8 vẫn ít nghiêm trọng hơn nhiều so với tháng tồi tệ nhất do ảnh hưởng của Covid-19 là tháng 4.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm giảm cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới. Số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu khách hàng yếu, trong đó số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới có mức giảm manh hơn so với tổng số đơn đặt hàng mới.

ds

Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 174,11 tỉ USD, tăng 1,6% so với cùng kì năm trước.

Bloomberg cho rằng, mọi thứ cũng có thể trở nên đặc biệt phức tạp đối với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam khi thúc đẩy đầu tư và nhu cầu hàng hóa trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến phức tạp.

Tờ Bloomberg nhận định, mặc dù dịch bệnh, kinh tế Việt Nam vẫn tốt hơn so với các nền kinh tế khác ở châu Á. Trong những năm gần đây, các hiệp định thương mại được ký kết đã biến quốc gia này trở thành “thỏi nam châm” thu hút đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã áp dụng chính sách vừa phòng chống dịch đồng thời cho phép các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục hoạt động. Việt Nam vẫn là quốc gia hiếm hoi trên thế giới kinh tế tăng trưởng dương.

Mới đây, HSBC đã nâng mức dự báo GDP của Việt Nam năm 2020 từ 1,6% lên 3,0%. Một số tổ chức quốc tế dự báo, Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 2,4% trong năm nay.

Trước đó, Tạp chí The Economist của Anh cũng đã có những nhận định rất tích cực về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay. Theo Tạp chí Economist, năm 2020 là thời điểm tốt mà các nhà kinh tế học gọi là "hội tụ tiến hóa", mô tả việc các nền kinh tế nghèo phát triển nhanh hơn các nền kinh tế giàu, do đó khoảng cách thu nhập được thu hẹp.

Căn cứ vào nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, bài viết nêu rõ Việt Nam có vị trí thuận lợi để thoát khỏi bẫy kinh tế COVID-19. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đã tạo đủ không gian tài khóa để thực hiện biện pháp kích thích tài khóa đầy tham vọng. Do đó, Chính phủ có thể nâng cao cả tổng cầu trong ngắn hạn và tổng cung trong dài hạn bằng cách chi tiêu nhiều hơn và tốt hơn.

Thứ hai, bằng cách đi đầu trong cuộc chiến chống lại COVID-19, Việt Nam đã gia tăng dấu ấn của mình đối với nền kinh tế thế giới, từ đó thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các cú sốc khác trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Ảnh hưởng COVID-19, xuất khẩu tôm sang Mỹ vẫn tăng trưởng

    Ảnh hưởng COVID-19, xuất khẩu tôm sang Mỹ vẫn tăng trưởng

    01:54, 29/08/2020

  • Khơi thông xuất khẩu hoa quả sang thị trường Mỹ

    Khơi thông xuất khẩu hoa quả sang thị trường Mỹ

    05:00, 25/08/2020

  • "Sức khỏe" của lĩnh vực sản xuất giảm lần thứ hai liên tiếp

    15:45, 01/09/2020

  • NIỀM TIN TRONG TÂM BÃO COVID-19: Sức khỏe kinh tế và niềm tin cộng đồng

    NIỀM TIN TRONG TÂM BÃO COVID-19: Sức khỏe kinh tế và niềm tin cộng đồng

    11:30, 25/08/2020

  • Doanh nghiệp trong nước chặn đà sụt giảm xuất khẩu

    Doanh nghiệp trong nước chặn đà sụt giảm xuất khẩu

    04:00, 16/08/2020

  • 80.000 tấn gạo xuất khẩu sang EU như thế nào?

    80.000 tấn gạo xuất khẩu sang EU như thế nào?

    03:00, 17/08/2020

LINH NGA