“Hàng rào” có cứu được mía đường: Nâng cao khả năng "đề kháng"

NGUYỄN HÀ 26/09/2020 14:00

Thủ tướng nhấn mạnh Nhà nước yêu cầu ngành mía đường phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa cho biết Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2466 về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước.

 Ngành mía đường cần nghiên cứu cải tiến các công nghệ sau đường, cạnh đường cả quy mô và công suất

Ngành mía đường cần nghiên cứu cải tiến các công nghệ sau đường, cạnh đường cả quy mô và công suất

Ở góc nhìn doanh nghiệp, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn khẳng định giải pháp dùng các biện pháp phòng vệ chính đáng, phù hợp thông lệ quốc tế để ngăn chặn dòng đường trắng giá rẻ đang vào Việt Nam, mà dự kiến trong năm nay là 1,2 triệu tấn, năm sau có thể lên tới 1,6 triệu tấn là hoàn toàn đúng đắn. Đó là giải pháp đầu tiên mà các bộ, ngành cũng như các doanh nghiệp và Hiệp hội Mía đường Việt Nam cần cùng nhau nghiên cứu.

Song song với đó là các giải pháp căn cơ và cần những giải pháp "dài hơi" hơn. Thứ nhất như tìm cách giảm lãi hoặc miễn lãi suất vốn vay đầu tư cho nông dân; đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Điều này đặc biệt phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai là đầu tưcho cơ giới hóa. Chúng ta cần có những chính sách giảm thuế nhập khẩu cũng như thuế VAT để đầu tư thâm canh tăng năng suất cho cây mía. Thứ ba là đầu tư cho nghiên cứu để các nhà máy phát triển công nghệ. Thí dụ như Thái Lan, nếu đầu tư phát triển công nghệ thì họ miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu dùng công nghệ ở trong nước, thì được giảm 200% thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn nếu đầu tư công nghệ mới thì giảm tới 300%. Đó là những điều họ đã làm và làm rất cụ thể và đúng thông lệ. Nếu mình làm được như vậy thì chắc chắn ngành mía đường sẽ phát triển rất tốt, để nghiên cứu cải tiến các công nghệ sau đường, cạnh đường và phát triển được cả quy mô và công suất.

Ngoài ra, các giải pháp về quản lý thị trường như chống đường lậu, nhái thì vẫn phải tiếp tục làm tốt. Đó là giải pháp trung hạn.

Bên cạnh đó, chúng ta cần có một số nhà máy then chốt, năng suất cao, vùng mía tập trung ở một số khu vực. Hiệp hội Mía đường cũng như ngành nông nghiệp phải lo chuyển đổi để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, quyền lợi của nhà máy.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành mía đường chịu “cú đấm kép”

    Ngành mía đường chịu “cú đấm kép”

    11:07, 22/09/2020

  • Doanh nghiệp ngành mía đường nguy cơ mất thị trường trong nước

    Doanh nghiệp ngành mía đường nguy cơ mất thị trường trong nước

    15:30, 14/09/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Giải pháp phát triển ngành mía đường trong tình hình mới

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Giải pháp phát triển ngành mía đường trong tình hình mới

    00:00, 15/07/2020

  • Giải pháp hỗ trợ ngành mía đường thực hiện cam kết ATIGA

    Giải pháp hỗ trợ ngành mía đường thực hiện cam kết ATIGA

    01:00, 13/03/2020

NGUYỄN HÀ