Ngành mía đường chịu “cú đấm kép”

Diendandoanhnghiep.vn Rất nhiều doanh nghiệp ngành mía đường đang lâm phải khó khăn do những tác động khó chồng khó từ dịch COVID-19 và ảnh hưởng của ATIGA.

Là một trong những “ông lớn” trong ngành mía đường, Công ty CP Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC) cũng phải thừa nhận, doanh nghiệp ngành đường Việt Nam đang chống chọi với “cuộc khủng hoảng kép” từ nhiều phía.

Chịu "cú đấm thép"

Cụ thể, dịch Covid-19 đã dẫn đến sự đình trệ đồng loạt trong hoạt động sản xuất và giao thương kinh tế, sụt giảm trầm trọng nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu sản xuất, trong đó gồm cả mặt hàng nhu yếu phẩm là đường. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không cân sức giữa đường sản xuất nội địa với đường nhập khẩu từ Thái Lan theo cam kết ATIGA càng khiến ngành đường trong nước lao đao. Rất nhiều doanh nghiệp ngành đường khác đang lâm phải khó khăn do những tác động khó chồng khó từ thị trường.

df

Các doanh nghiệp, hộ nông dân ngành mía đường đang chịu “cú đấm kép” từ dịch Covid-19 và ảnh hưởng của ATIGA. 

Việt Nam bắt đầu thực hiện ATIGA, xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường từ ngày 1/1/2020. Trước đây, ngành mía đường có 300.000 ha với khoảng 41 nhà máy thì vụ ép mía đường 2019-2020 chỉ còn 157.000 ha và 28 nhà máy hoạt động. Như vụ sản xuất 2019-2020 ngành đường Việt Nam ép được khoảng hơn 7,5 triệu tấn mía và sản xuất được 763.931 tấn đường các loại.

Từ góc độ doanh nghiệp mía đường, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đánh giá, thực thi Hiệp định ATIGA đã có nhiều tác động, gây khó khăn cho ngành sản xuất mía đường trong nước. Giá đường thấp đã làm cho giá mía tụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng nguyên liệu. Thu nhập của người trồng mía tụt giảm, diện tích mía bị thu hẹp (chỉ còn lại 30% so với 5 năm trước đây); năng suất, chất lượng mía chưa được cải thiện, nhà máy không đủ nguyên liệu để sản xuất.

Đáng chú ý, ngành mía đường các quốc gia lân cận đang được tài trợ rất lớn. Đơn cử, Chính phủ Thái Lan đến ngày 30/6 đã thống nhất tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath, tương đương 317 triệu USD. Quỹ mía đường của Thái Lan giúp cả nông dân, doanh nghiệp đường và doanh nghiệp sản xuất điện từ bã mía đều được lợi. Ấn Độ cũng công bố mỗi năm tài trợ 145 USD/tấn đường xuất khẩu, khiến giá đường rất cạnh tranh.

Giải pháp nào cho ngành mía đường?

Trước những khó khăn của ngành mía đường, hiện nay, các cơ quan chức năng đang tích cực vào cuộc để hỗ trợ doanh nghiệp. Ông Phan Văn Chinh cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 28, ngày 14/7/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-BCT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu mặt hàng đường.

fd

Cần tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu đối với hoạt động sản xuất...

Theo đó, hiện Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các hiệp hội ngành hàng nghiên cứu xem xét áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp ngành mía đường nộp hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm đường lỏng làm từ ngô (HFCS) nhập khẩu vào Việt Nam. Đồng thời, xem xét, thẩm định theo quy định pháp luật và đã ban hành quyết định tiến hành điều tra. Hiện tại, cơ quan điều tra đang yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình điều tra.

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, việc tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng đường và chất tạo ngọt. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đường và các sản phẩm từ đường tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng đường; đặc biệt là các thị trường đã có Hiệp định thương mại tự do.  

Ngoài ra, ngành sản xuất trong nước cũng đã nộp hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan. Bộ Công Thương đang trong quá trình xem xét nội dung hồ sơ để ra quyết định về việc khởi xướng điều tra trong thời gian tới.

Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện chiến lược và Phát triển Nông nghiệp nông thôn chia sẻ thêm, để gỡ khó cho ngành mía đường trong dài hạn, thứ nhất, cần phải rà soát lại các diện tích sản xuất mía đường và chỉ giữ lại các vùng trồng chiến lược và có hiệu quả. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất phát triển HTX/THT nông nghiệp sản xuất mía liên kết với nhà máy đường để ổn định vùng nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy.

Thứ hai, nên mạnh dạn rà soát những nhà máy, những vùng không có khả năng đáp ứng nguyên liệu để có thể hỗ trợ người dân chuyển đổi. Với các nhà máy hoạt động tốt, có vùng nguyên liệu ổn định, Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, giảm công lao động và tăng tỷ lệ thu hoạch, khuyến khích áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý vùng nguyên liệu.

Thứ ba, áp dụng công nghệ để đẩy mạnh sản xuất và khả năng cạnh tranh. Hiện có nhiều danh nghiệp áp dụng tương đối tốt còn nhìn chung với các hộ sản xuất vừa và nhỏ thì vẫn còn hạn chế.

Thứ tư, có chính sách ưu đãi thuế cho việc nhập khẩu máy móc nông nghiệp.

Một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng bên cạnh trông đợi các biện pháp phòng vệ, ngành mía đường Việt Nam cũng cần đặc biệt chú trọng tới nâng cao nội lực và sức cạnh tranh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành mía đường chịu “cú đấm kép” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715029612 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715029612 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10