Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: Gợi mở từ thực tế

Đỗ Đức Quân - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo 28/10/2020 11:00

Nghị quyết 55-NQ-TW ra đời đã tạo ra động lực cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo của nước nhà. Nhưng để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, cần nhiều hơn nữa những giải pháp từ thực tiễn.

Việc phát triển của nguồn năng lượng tái tạo sẽ góp phần quan trọng trong bảo đảm an năng lượng quốc gia. Năng lượng tái tạo sẽ góp phần trong tăng trưởng kinh tế bền vững, đặc biệt là ở cấp quốc gia, bằng cách khai thác các nguồn lực địa phương và tạo ra ngành công nghiệp mới và tạo việc làm. Bởi Năng lượng tái tạo là một nguồn năng lượng bền vững, không thải ra các chất ô nhiễm gây thiệt hại cho môi trường và có thể được khai thác mà không gây tổn hại đến các hệ sinh thái.

 Sự thay đổi cơ cấu nguồn điện tại quy hoạch điện 8 đang được lấy ý kiến góp ý.

Sự thay đổi cơ cấu nguồn điện tại quy hoạch điện 8 đang được lấy ý kiến góp ý.

Tiềm năng lớn

Tiềm năng các nguồn thủy điện: Theo quy hoạch bậc thang thủy điện các doàng sông lớn và quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tại các địa phương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Việt Nam có thể phát triển hơn 1200 dự án thủy điện với tổng công suất khoảng 26.500 MW, sản lượng điện sản xuất khoảng 95 - 100 tỷ kWh.

Tiềm năng các nguồn điện gió: Các tỉnh, thành phố ven biển và các tỉnh cao nguyên của Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió; tổng tiềm năng kỹ thuật khoảng 377 nghìn MW, trong đó điện gió trên đất liền khoảng 217 nghìn MW, mặt biển khoảng 160 nghìn MW.
Tiềm năng các nguồn điện mặt trời: Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nguồn năng lượng mặt trời sử dụng hầu như quanh năm. Tổng tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 434 nghìn MW; trong đó: điện mặt trời quy mô lớn mặt đất khoảng 309 nghìn MW; trên mặt nước khoảng 77 nghìn MW; trên mái nhà khoảng 48 nghìn MW.

Tiềm năng các nguồn năng lượng sinh khối: Nguồn năng lượng sinh khối có thể được sử dụng để phát điện với tổng công suất khoảng 8500 MW.

 Tổng sản lượng tiêu thụ điện của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2020. Nguồn: EVN.

Tổng sản lượng tiêu thụ điện của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2020. Nguồn: EVN.

Lực đẩy từ chính sách

Trong thời gian tới, theo kinh nghiệm của các nước phát triển để có thể phát triển năng lượng tái tạo mạnh mẽ, bền vững thì cần tập trung vào các nội dung chính: chính sách, hạ tầng truyền tải và điều độ vận hành hệ thống điện.

Về chính sách: với các dự án năng lượng tái tạo quy mô công suất lớn sẽ chuyển sang cơ chế đấu thầu. Nhà đầu tư phát triển được lựa chọn sẽ là nhà đầu tư đưa ra giá bán điện từ dự án điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi thấp nhất. Thực hiện cơ chế này tuy sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ công bằng, minh bạch hơn cho các nhà đầu tư, đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo và lưới truyền tải.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy phát triển các hệ thống năng lượng tái tạo phân tán phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ như các hộ tiêu thụ như các khu công nghiệp, hộ tiêu thụ thương mại, dịch vụ, nhà dân... lắp đặt điện mặt trời mái nhà để cung cấp cho chính nhu cầu của mình cùng kết hợp với điện mua từ lưới điện. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam để đảm bảo điện năng lượng tái tạo phát triển bền vững hơn. Đối với một số loại hình NLTT mới ở Việt Nam như điện gió ngoài khơi, điện thủy triều..., tiếp tục nghiên cứu đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển phù hợp với tiềm năng, khả năng phát triển ở Việt Nam.

Tăng cường đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng truyền tải kết hợp với các hệ thống lưu trữ và tăng cường khả năng điều độ vận hành hệ thống điện, tăng cường kết nối lưới điện khu vực. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thụ nguồn điện năng lượng tái tạo, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả lưới điện.

Được sự chỉ đạo của VCCI, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng Hội đồng tư vấn khoa học, giáo dục và Môi trường Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tổ chức Diễn đàn với chủ đề: “NGHỊ QUYẾT 55-NQ/TW VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT NAM” và "CHƯƠNG TRÌNH BÌNH CHỌN DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TIÊU BIỂU VIỆT NAM NĂM 2020" diễn ra ngày 28/10/2020 tại tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

  • Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

    Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

    11:00, 26/10/2020

  • Giải pháp ổn định hệ thống truyền tải điện năng lượng tái tạo

    Giải pháp ổn định hệ thống truyền tải điện năng lượng tái tạo

    16:26, 07/10/2020

  • "Điểm nghẽn" trong phát triển dự án năng lượng tái tạo

    02:00, 07/10/2020

  • “Cú hích” để doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo

    “Cú hích” để doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo

    04:01, 19/09/2020

  • Quy hoạch Điện VIII: Chú trọng phát triển năng lượng tái tạo

    Quy hoạch Điện VIII: Chú trọng phát triển năng lượng tái tạo

    03:00, 07/09/2020

  • Giải pháp phát triển năng lượng tái tạo vùng biển

    Giải pháp phát triển năng lượng tái tạo vùng biển

    05:05, 04/09/2020

Đỗ Đức Quân - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo