Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: Hướng dẫn vẫn “cản đường”

NGUYỄN HOÀI BẮC - Chủ tịch HĐQT Công ty IQLinks, Giám đốc Công ty CP ĐMT Sunseap Link Việt Nam 28/10/2020 11:00

Cần chính sách thông thoáng, cởi bỏ tư duy độc quyền để đa dạng hoá nguồn năng lượng. Bởi hiện nay nguồn điện không chỉ là điện than, thủy điện, điện khí mà đã có thêm các nguồn điện khác.

Tuy nhiên, theo qui định của Luật Điện lực tại Khoản 2 Điều 4 quy định “Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải”, không có nghĩa là nhà nước cấm tư nhân đầu tư xây dựng đường truyền tải. Vậy nên cần lắm một Nghị định hoặc Thông tư để thực thi. Hệ thống truyền tải điện 500 KV (mạch 3) do khu vực tư nhân đầu tư.

Hệ thống truyền tải điện 500 KV (mạch 3) do khu vực tư nhân đầu tư

Hơn nữa, để hoàn tất thủ tục cho một dự án điện nói chung bây giờ phải qua rất nhiều bước với 12 cơ quan chức năng thẩm định và cho ý kiến. Hành trình vô cùng mất thời gian và vất vả, chỉ cần 1/12 đơn vị tham gia, cho ý kiến khác là mặc nhiên dự án chậm lại và thời gian tiếp tục kéo dài. Thông qua được hết các Bộ, ngành chức năng và chờ Thủ tướng phê duyệt, chấp thuận bổ sung và qui hoạch điện. Tóm lại muốn triển khai phải mất từ 3-5 năm.

Theo các văn bản mới của Bộ Công Thương, Cục Điện lực về việc đấu thầu giá điện. Hồ sơ mở thầu ít nhất phải có 5 nhà đầu tư tham gia đấu thầu giá điện. Nghịch lý xuất hiện và càng khó cho Nhà đầu tư khi bản thân họ làm đầy đủ các thủ tục, đã phải chi phí cho (thuê TV, khảo sát, mua đất, hoàn thiện hồ sơ…) Khi đấu giá điện, một trong những người tham gia đấu giá bỏ giá thấp nhất và trúng thầu. Người trúng thầu buộc phải mua lại DA của Chủ đầu tư đã hoàn thành hồ sơ được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mua bán hồ sơ, mua bán dự án được hình thành và điều này sẽ vi phạm các qui định của cơ quan chức năng.

Chính vì vậy, cần huỷ bỏ các văn bản có tính chồng chéo, giảm bớt các đầu mối thẩm định, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư sớm triển khai và hoàn thành xây dựng dự án. Điều này cũng giám áp lực lên ngân sách của chính phủ, của Tập đoàn điện lực Việt Nam. Mục đích cuối cùng nhằm phục vụ tốt hơn cho đời sống của nhân dân, doanh nghiệp được thừa hưởng nguồn năng lượng sạch, ổn định và giá cả phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: Gợi mở từ thực tế

    Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: Gợi mở từ thực tế

    09:30, 28/10/2020

  • Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

    Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

    11:00, 26/10/2020

  • Giải pháp ổn định hệ thống truyền tải điện năng lượng tái tạo

    Giải pháp ổn định hệ thống truyền tải điện năng lượng tái tạo

    16:26, 07/10/2020

  • "Điểm nghẽn" trong phát triển dự án năng lượng tái tạo

    02:00, 07/10/2020

  • “Cú hích” để doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo

    “Cú hích” để doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo

    04:01, 19/09/2020

  • Quy hoạch Điện VIII: Chú trọng phát triển năng lượng tái tạo

    Quy hoạch Điện VIII: Chú trọng phát triển năng lượng tái tạo

    03:00, 07/09/2020

NGUYỄN HOÀI BẮC - Chủ tịch HĐQT Công ty IQLinks, Giám đốc Công ty CP ĐMT Sunseap Link Việt Nam