Cơ hội nào cho xuất khẩu thời trang và dệt may sau COVID-19?

TS NINA YIU - Chủ nhiệm ngành Quản trị Doanh nghiệp thời trang Đại học RMIT 29/10/2020 04:30

Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thời trang và dệt may sau khi phục hồi từ COVID-19.

Việc hàng loạt tên tuổi lớn trong lĩnh vực bán lẻ thời trang trên thế giới đóng cửa hàng ngàn cửa hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà máy sản xuất thời trang và may mặc tại Việt Nam. Hiện tại, các đơn hàng may mặc đã giảm đáng kể do COVID-19 và dự đoán sẽ giảm khoảng 70-80% tại thị trường Hoa Kỳ.

fd

TS NINA YIU - Chủ nhiệm ngành Quản trị Doanh nghiệp thời trang Đại học RMIT.

Để vượt qua những thách thức này, chúng tôi đã đề xuất một số chiến lược ngắn và dài hạn giúp doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu thiệt hại.

Doanh nghiệp nên cẩn thận xem lại kế hoạch chiến lược, nhu cầu hoạt động và thị trường hiện tại. Điều quan trọng là xem xét mức độ ưu tiên của các đơn đặt hàng, thiết kế lại quy trình quản lý chuỗi cung ứng, ứng dụng mô hình vận hành linh hoạt và lên kế hoạch sản xuất số lượng lớn cho từng giai đoạn.

Nhiều nhà máy may mặc Việt Nam đã chuyển sang sản xuất khẩu trang từ khi đại dịch bắt đầu vì đây là giải pháp tạm thời để vượt qua khó khăn.

Mặc dù giá khẩu trang rất thấp và tỉ suất lợi nhuận không nhiều, nhưng các đơn hàng khẩu trang có thể bù đắp chi phí lao động.

dsf

Đại dịch COVID-19 hiện đang ảnh hưởng lớn tới các đơn hàng dệt may và xuất khẩu.

Chúng tôi đề xuất doanh nghiệp Việt Nam nên cân nhắc vận hành các dòng sản phẩm khác nhau và đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh ngách sang những mặt hàng mới hoặc phát triển thị trường.

Việt Nam nên phát triển các thương hiệu thời trang trong nước dựa trên nét văn hóa và nghề thủ công độc đáo của mình, để tạo ra cân bằng trong phát triển kinh tế. Khẩu trang và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đã và đang duy trì nhu cầu cao trên thị trường.

Khi cạnh tranh trong ngành thời trang tăng lên, chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực thời trang sẽ là yếu tố quyết định.

Chúng ta có cơ hội tận dụng công nghệ điện toán 3D để giảm chi phí trong việc lên mẫu. Chúng ta còn có thể chọn những màu sắc và số lượng để nhuộm sao cho có thể sinh lời, bằng cách giữ lại vải chưa qua xử lý trong quy trình sản xuất sợi và vải có thể dùng để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau.

Chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Sau đại dịch, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ thấy nhu cầu đối với sản phẩm của họ, đặc biệt là hàng thời trang và dệt may, tăng lên. Cơ hội lội ngược dòng sẽ ở việc phát triển thiết kế vải và sản xuất trong nước. Các nhà máy sản xuất nên cân nhắc kết hợp với các công ty thời trang liên doanh để tập trung đầu tư cho tương lai.

Dù vẫn còn đại dịch, chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, giáo dục và các đơn vị kinh doanh vẫn còn nhiều cơ hội hợp tác kiến tạo “phát triển bền vững” trong lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành dệt may sẽ

    Ngành dệt may sẽ "khát" nhân sự trong 3 tháng tới và tăng mạnh trong 6 tháng tới

    16:35, 22/10/2020

  • COVID-19 ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng dệt may châu Á-Thái Bình Dương ra sao?

    COVID-19 ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng dệt may châu Á-Thái Bình Dương ra sao?

    04:00, 22/10/2020

  • Tăng tiền đào tạo cho người lao động dệt may

    Tăng tiền đào tạo cho người lao động dệt may

    11:00, 08/10/2020

  • Dệt may, da giày tính đơn hàng từng tháng, từng tuần

    Dệt may, da giày tính đơn hàng từng tháng, từng tuần

    02:31, 03/10/2020

  • Nguy cơ nhiều hàng dệt may Việt xuất sang Liên minh kinh tế Á Âu bị điều tra phòng vệ

    Nguy cơ nhiều hàng dệt may Việt xuất sang Liên minh kinh tế Á Âu bị điều tra phòng vệ

    11:00, 28/09/2020

TS NINA YIU - Chủ nhiệm ngành Quản trị Doanh nghiệp thời trang Đại học RMIT