Cơ hội mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam: M&A gia tăng “sức mạnh”

NGUYỄN LONG thực hiện 28/11/2020 05:00

Khi nhà đầu tư quan tâm M&A thì có nghĩa là muốn chớp lấy cơ hội nhanh chóng để tìm kiếm dự án đầu tư đã có, tận dụng sự sẵn có của doanh nghiệp mua bán và sáp nhập.

LTS: Không gian kinh tế mới của Việt Nam đang mở thêm nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực nhằm thu hút các dòng vốn ngoại cũng như cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Không ít nhà đầu tư kỳ vọng sẽ tận dụng được cơ hội này để thực hiện M&A thời gian tới.

Theo ông Lê Ngọc Nam, Phó phòng phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Tân Việt (TVSI), xu hướng M&A ở Việt Nam nhằm gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội với các doanh nghiệp FDI.

- Theo ông đánh giá cơ hội của các ngành kinh tế trong nước khi thúc đẩy M&A để nâng cao sức cạnh tranh?

Hoạt động sáp nhập M&A là hoạt động diễn ra khá bình thường ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia hàng đầu thuộc khu vực châu Âu và Mỹ. Ở Việt Nam, thời gian gần đây cũng đã có khá nhiều thương vụ nổi tiếng, nếu như so sánh trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, tổng giá trị các thương vụ M&A đã lên đến gần 50 tỷ USD và cũng đã có hơn 4.000 các thương vụ khác nhau.

Theo đánh giá của Euromonitor, Việt Nam trong năm 2021 được dự báo có chỉ số đầu tư 94,6 điểm, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trong top 20 quốc gia có chỉ số đầu tư M&A cao nhất năm 2021, vượt qua Trung Quốc, Indonesia và chỉ xếp sau Mỹ. Điều này chứng tỏ các thương vụ M&A ở Việt Nam đang có tiềm năng tương đối lớn.

 Theo dự báo của CMAC, năm 2022 giá trị M&A tại Việt Nam có thể đạt được mốc 7 tỉ USD

Theo dự báo của CMAC, năm 2022 giá trị M&A tại Việt Nam có thể đạt được mốc 7 tỉ USD

Theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Việt Nam là một trong những thị trường mua bán - sáp nhập doanh nghiệp năng động và tiềm năng nhất toàn cầu, với chỉ số đầu tư M&A dự báo năm 2020 là 102 điểm, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ với 108,9 điểm.

Thông qua hoạt động M&A ví dụ như VRG (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) đang rốt ráo lên kế hoạch mua bán - sáp nhập một vài doanh nghiệp săm lốp trong nước, gần đây cũng có thương vụ Vinamilk kết hợp cùng Vietsugar hay GTNfoods cùng với đó là một vài thương vụ lớn như Massan thâu tóm Vinmart, đây là các thương vụ khá lớn.

Tôi cho rằng, M&A đang trở thành xu hướng tất yếu. Bởi một doanh nghiệp muốn trưởng thành một cách nhanh chóng và muốn tạo ra lợi thế lớn nhanh trong việc giảm chi phí hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh thì đều phải thông qua các hoạt động M&A.

- Vậy nhìn lại quá trình hoạt động M&A trong thời gian qua, ông đánh giá lĩnh vực nào được săn đón nhiều, thưa ông?

Theo tôi, các ngành như công nghệ, dược phẩm, y tế, bán lẻ, nông nghiệp, chăn nuôi, logistics... đang là những lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển trong bối cảnh hiện nay. Bởi từ tháng 3/2020, khi COVID bùng phát mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng tập trung vào những sart-up công nghệ trong các lĩnh vực này... Tất cả đều có điểm chung là quan tâm đến quản trị rủi ro cũng như định hướng phát triển trong thời kỳ đầy biến động, không chắc chắn hiện nay.

Đặc biệt, làn sóng các công ty chăm sóc sức khỏe dựa trên công nghệ đang phát triển mạnh trên thế giới và sẽ tác động, tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành này ở Việt Nam nâng tầm. Nhưng để có thể nắm bắt và tận dụng được cơ hội, doanh nghiệp rất cần những chính sách tốt và sự tham gia của Nhà nước.

- Theo ông, M&A sẽ đem đến lợi/hại ngắn hạn và lâu dài cho doanh nghiệp/quốc gia như thế nào trong thời gian tới?

Khi nhà đầu tư quan tâm M&A thì có nghĩa là muốn chớp lấy cơ hội nhanh chóng để tìm kiếm dự án đầu tư đã có, tận dụng sự sẵn có của doanh nghiệp mua bán và sáp nhập. Điều này khá thuận lợi vì tiết kiệm thời gian, chi phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân sự, hệ thống phân phối và chuỗi sản xuất của nhà đầu tư, giúp họ có thể nắm lấy cơ hội một cách nhanh chóng, đặc biệt trong bối cảnh COVID 19 khiến việc đi, lại trở lên khó khăn hơn.

Nhiều quốc gia vẫn phong tỏa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh khiến các hoạt động M&A tại Việt Nam bị chậm lại nhưng trong dài hạn thị trường sẽ bùng nổ với nhu cầu gia tăng cả bện bán và bên mua.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng về kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế, cũng cần có sự cân bằng hợp lý giữa hoạt động M&A và nhu cầu lớn mạnh của doanh nghiệp trong nước để tránh các ngành và lĩnh vực kinh tế trọng điểm bị các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát và thâu tóm, đồng thời, phát triển và giữ gìn các thương hiệu nội địa.

Có thể bạn quan tâm

  • [eMagazine] M&A bất động sản trong bối cảnh COVID-19

    [eMagazine] M&A bất động sản trong bối cảnh COVID-19

    05:00, 27/11/2020

  • Tiền chờ đổ vào Việt Nam qua M&A

    Tiền chờ đổ vào Việt Nam qua M&A

    05:30, 25/11/2020

  • Cơ hội mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam: Sôi động M&A ngành bảo hiểm

    Cơ hội mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam: Sôi động M&A ngành bảo hiểm

    22:55, 24/11/2020

  • Chuyên gia mách nước tránh phát sinh tranh chấp cho các thương vụ M&A

    Chuyên gia mách nước tránh phát sinh tranh chấp cho các thương vụ M&A

    15:57, 19/11/2020

NGUYỄN LONG thực hiện