Nguy cơ suy thoái kép ở Eurozone

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 29/11/2020 04:00

Đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khiến Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) đứng bên bờ vực suy thoái kép.

Các chuyên gia cảnh báo GDP quý 4/2020 của Eurozone có thể sẽ tăng trưởng âm 2,5% sau khi đạt mức cao kỷ lục 12,6% trong quý 3/2020. Trước đó, GDP quý 1/2020 của Eurozone tăng trưởng âm 3,7%, rồi tiếp tục tăng trưởng âm 11,8% trong quý 2/2020.

 Diễn biến GDP khu vực đồng tiền chung Châu Âu.Nguồn: Datastream

Diễn biến GDP khu vực đồng tiền chung Châu Âu.Nguồn: Datastream

“Bóng ma” suy thoái bao trùm

Theo IHS Markit, chỉ số PMI của Eurozone tháng 10 giảm xuống mức 49,2 điểm, đánh dấu tháng giảm thứ 3 liên tiếp và đây cũng là mức thấp nhất trong 4 tháng qua. Chỉ số PMI dưới 50 điểm phản ánh nền kinh tế Eurozone trong quý 3/2020 đang suy giảm.

Sở dĩ kinh tế khu vực Eurozone đang suy giảm trở lại do bị tác động bởi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhằm phòng ngừa sự lây lan của dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 đã lây lan mạnh trở lại ở Đông Âu như tại Ba Lan, CH Czech, Đức, Nga, Hungari, Ukraina... Châu Âu đang đứng trước hai lựa chọn, cả hai đều rất khó.

Nếu chọn phục hồi kinh tế sẽ phải đánh đổi sức khỏe tính mạng dân chúng, nếu chọn cách phong tỏa biên giới sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái trầm trọng hơn. Hai cách này đều để lộ kẻ hở cho các phong trào đối lập, đằng sau khủng hoảng kinh tế là xáo trộn về mặt chính trị, xã hội. Điều này tiềm ẩn nguy cơ đẩy Liên minh châu Âu (EU) và Eurozone vào nguy cơ tan rã.

Đâu là nguyên nhân?

EU từng là thành tựu rất đáng tự hào của người Châu Âu, Eurozone gồm 19 quốc gia thành viên cũng là bước tiến vượt bậc về hợp tác tài chính. Nhưng đó chỉ là quá khứ.

Mô hình tăng trưởng dựa trên các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh, Đức đã hết động lực; những phát minh, sáng tạo của EU không theo kịp khu vực Châu Á và Bắc Mỹ.

Hơn nữa, Châu Âu đang đối mặt với dân số già chiếm tỷ lệ lớn, mô hình “an sinh cộng đồng - lo cho tất cả” giờ là gánh nặng với nhiều chính phủ. Phong trào áo vàng ở Pháp, nợ công ở Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ireland, Italia,…là ví dụ điển hình.

Mô hình tổ chức liên minh bằng luật pháp chung, tài chính chung, thuế quan chung, chính phủ chung khiến các thành viên mất tính tự chủ. Hệ quả là Châu Âu phản ứng chậm chạp với đại dịch COVID-19.

Đến thời điểm này, khi Mỹ, Trung Quốc và Đông Á đã chi hàng nghìn tỷ USD cho phục hồi kinh tế thì tại châu Âu vẫn nhùng nhằng chưa thể thông qua gói hỗ trợ 887 tỷ USD. Ba Lan và Hungary đã phủ quyết kế hoạch trên do bất đồng nguyên tắc pháp quyền của khối này.

Thâm hụt chi tiêu công quá lớn, trong khi đó để phục hồi kinh tế, khu vực Châu Âu cần chi hàng ngàn tỷ EUR. Rõ ràng, phương thức phân phối tài chính qua Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) theo định mức đã không làm thỏa mãn cơn khát tài chính từ các nền kinh tế Italia, Anh, Tây Ban Nha…

Có thể bạn quan tâm

  • Dự báo mới nhất của IMF về triển vọng kinh tế thế giới 2020

    Dự báo mới nhất của IMF về triển vọng kinh tế thế giới 2020

    11:32, 19/11/2020

  • Xu hướng kinh tế thế giới mới dưới tác động COVID-19 và cơ hội của Việt Nam

    Xu hướng kinh tế thế giới mới dưới tác động COVID-19 và cơ hội của Việt Nam

    05:05, 09/11/2020

  • Chủ nghĩa bảo hộ có thể khiến kinh tế thế giới mất 10 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2025

    Chủ nghĩa bảo hộ có thể khiến kinh tế thế giới mất 10 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2025

    11:30, 21/09/2020

  • Những xu hướng công nghệ mới chi phối kinh tế thế giới

    Những xu hướng công nghệ mới chi phối kinh tế thế giới

    11:23, 17/08/2020

  • Trung Quốc có thể thắng Mỹ trong cuộc đua trở thành người dẫn dắt kinh tế thế giới?

    Trung Quốc có thể thắng Mỹ trong cuộc đua trở thành người dẫn dắt kinh tế thế giới?

    10:59, 18/07/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ