Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, trong năm 2020, chỉ có 4 trong số 50 nền kinh tế lớn nhất có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người gồm Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook), trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 hoành hành, IMF dự báo chỉ có 4 trong số 50 nền kinh tế lớn nhất có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người.
Bao gồm Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc. Trong đó, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mức 2,4% vào năm 2020.
Bà Era Dabla-Norris, Trưởng phái đoàn Điều IV Vụ châu Á – Thái Bình Dương của IMF cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 với GDP dự kiến tăng lên 6,5% khi các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước được bình thường hóa.
IMF dự báo, hầu hết các nền kinh tế khác được dự báo sẽ phục hồi khá nhanh. 5 quốc gia có số người tử vong do COVID-19 nhiều nhất (Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico, và Anh), đều được dự báo sẽ hồi phục mạnh về thu nhập.
Theo bà Era Dabla Norris, những chính sách củng cố tài khoá thận trọng trong quá khứ đã tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai được nhiều biện pháp ứng phó. Các chính sách tài khoá của Việt Nam chủ yếu hướng tới việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình dễ bị tổn thương.
Trước đó, tại báo cáo vào hồi tháng 10, IMF dự báo, năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia.
Đặc biệt, báo cáo của IMF cũng cho thấy những bước tiến lớn về thu nhập bình quân đầu người trong vòng 25 năm ở các nước Đông Âu và châu Á.
Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam xấp xỉ 2.700 USD vào năm 2000, dự báo sẽ đạt 12.100 USD vào năm nay và tăng lên 16.100 vào năm 2025 (tính theo phương pháp PPP). Tức là GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng gấp gần 6 lần trong 25 năm.
Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á sẽ tăng gấp 6 lần trong 25 năm tới. Thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia Mỹ Latin, Caribbean, Trung Đông và Trung Á được dự báo chỉ tăng chưa đến hai lần trong cùng kỳ.
Trong khi đó, Trung Quốc sẽ vươn lên đứng thứ 70 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, tiến gần tới việc gia nhập nhóm 1/3 nền kinh tế giàu nhất thế giới
GDP bình quân đầu người Trung Quốc sẽ cao hơn Argentina, một trong những quốc gia giàu nhất thế giới cách đây 1 thế kỷ - giờ đang ngập trong nợ nần và khủng hoảng tiền tệ.
Ông Jim O’Neill - cựu Kinh tế trưởng Ngân hàng Goldman Sach cho biết, đến thập niên 2030, nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) có thể có tổng GDP lớn hơn cả G7 (nhóm 7 nước công nghiệp phát triển). "Kết quả đó sẽ chủ yếu nhờ Trung Quốc, một phần nhỏ hơn nhờ Ấn Độ", ông O’Neill chỉ rõ.
Turmenistan được dự báo là quốc gia duy nhất sẽ tăng hạng nhanh hơn Trung Quốc với 58 bậc trong giai đoạn này. Một số quốc gia khác cũng được dự báo có sự thăng hạng mạnh mẽ, trong đó có Việt Nam, Armenia, Georgia, và Bangladesh.
Có thể bạn quan tâm
14:00, 17/11/2020
09:10, 11/11/2020
11:42, 10/11/2020
11:00, 09/11/2020
09:51, 09/11/2020
05:00, 07/11/2020