JETRO: Việt Nam được coi là quốc gia "định hướng xuất khẩu"

LINH NGA 15/03/2021 04:00

Sáu quốc gia ASEAN, Philippines, Việt Nam, Singapore và Malaysia được coi là quốc gia “định hướng xuất khẩu”, còn Indonesia và Thái Lan là nước có “định hướng nhu cầu trong nước”.

Nhà máy sản xuất điều hòa của thương hiệu Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: Daikin.

Nhà máy sản xuất điều hòa của thương hiệu Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: Daikin.

Khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho thấy chỉ hơn 1/3 (khoảng 36,1%) doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh tại Malaysia bày tỏ ý định tiếp tục mở rộng hoạt động trong 1-2 năm tới, chủ yếu là trong các lĩnh vực thực phẩm, thiết bị y tế chính xác và vận tải.

Gần 47% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. Các chức năng sẽ được mở rộng bao gồm: sản xuất hàng hóa thông dụng, hàng hóa có giá trị cao bán hàng, kho vận và nghiên cứu; trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp mở rộng chức năng bán hàng và sản xuất hàng hóa thông dụng ở mức cao so với các quốc gia, khu vực khác.

Bên cạnh đó, có 16,4% doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư thiết bị, đầu tư mới trong thời gian tới. Các lĩnh vực được doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư gần đây không chỉ là công nghiệp chế tạo, chế biến mà còn có cả chuyển đổi số, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao...

JETRO cho biết cuộc khảo sát trên, được tiến hành với các doanh nghiệp Nhật Bản tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có ý định mở rộng hoạt động tại Malaysia giảm ít nhất (giảm 6,7%) trong số sáu quốc gia ASEAN tham gia khảo sát.

Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao ở mức 44,4%, mức cao nhất trong số sáu quốc gia ASEAN.

Gần 47% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới.

Gần 47% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. (Dây chuyền sản xuất thiết bị ly hợp điện từ cho máy in và các thiết bị chính xác khác của Nhà máy NMS (Nhật Bản) tại Hà Nam. (Ảnh: Báo Đầu tư))

Theo JETRO, thực phẩm, thiết bị y tế chính xác và vận tải là những lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản có ý định tiếp tục mở rộng đầu tư cao nhất, vượt trên 60%. Còn lĩnh vực điện và điện tử, ngành công nghiệp chính ở Malaysia, có tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động ở mức 38,3%, cao hơn mức trung bình chung của quốc gia này.

Tại Malaysia, khảo sát cho thấy các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau như chi phí giới thiệu cao và thiếu nhân tài thông thạo công nghệ kỹ thuật số.

Dựa vào cuộc khảo sát trên, phần lớn các công ty Nhật Bản tại ASEAN dự kiến hoạt động kinh doanh sẽ bình thường hóa vào nửa cuối năm 2021 sau COVID-19. Trong số sáu quốc gia ASEAN, Philippines, Việt Nam, Singapore và Malaysia được coi là quốc gia “định hướng xuất khẩu”, trong khi Indonesia và Thái Lan là các nước có “định hướng nhu cầu trong nước”.

Liên quan đến tỷ lệ sáp nhập, cuộc khảo sát nêu rõ, trong khu vực ASEAN, tỷ lệ này tại Singapore và Malaysia tương đối cao. Tại Indonesia, Singapore, Malaysia và Thái Lan, gần 50% thoả thuận sáp nhập đến từ các công ty trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc đua

    Cuộc đua "lên đời" thành phố (KỲ III): Bài học từ Hàn Quốc, Nhật Bản

    07:00, 10/02/2021

  • Nhật Bản

    Nhật Bản "chật vật" vượt bão COVID-19

    05:00, 05/02/2021

  • Đằng sau dòng vốn “khủng” từ Nhật Bản đổ vào Vinhomes Smart City

    Đằng sau dòng vốn “khủng” từ Nhật Bản đổ vào Vinhomes Smart City

    11:27, 18/01/2021

  • Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục cho năm 2021

    Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục cho năm 2021

    11:00, 21/12/2020

LINH NGA