Hiện thực hóa trung tâm Logistics quốc tế: Chính sách mở đường

THY HẰNG 29/04/2021 11:00

Hải Phòng “sắt-sông-biển-bộ-hàng không” hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ sở hạ tầng, lượng cung hàng hoá… để phát triển từ “bến sáu kho”, “cảng trăm năm” trở thành trung tâm logistics quốc gia và quốc tế.

LTS: Hội nghị liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng với hơn 500 đại biểu là các chuyên gia, doanh nghiệp và các bộ ngành địa phương “nóng” suốt hơn 4 giờ đồng hồ với hàng loạt những đề xuất tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là những giải pháp đặc thù cho ngành logistics Hải Phòng.

 Hội nghị liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng đã đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển ngành dịch vụ logistics Hải Phòngbr class=

Hội nghị liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng đã đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển ngành dịch vụ logistics Hải Phòng (Ảnh: QUỐC TUẤN)

Muốn phát triển trung tâm logistics, Hải Phòng cần ban hành chính sách khuyến khích hoạt động vận tải đa phương thức trên địa bàn, rà soát các quy hoạch, căn cứ tính pháp lý (quỹ đất) để xác định vị trí trung tâm logistics...

Từ “cái nôi” thành “trung tâm” logistics

Dịch vụ logistics Hải Phòng tăng trưởng bình quân 23%/năm, góp phần quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của thành phố và cả nước. Tuy nhiên, dù tăng trưởng vượt bậc, vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng để phát triển thành một trung tâm logictics của phía Bắc và khu vực, song theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Hải Phòng vẫn chưa phát huy được hết những lợi thế đã có, chưa tận dụng lợi thế để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Tại chính nơi từng được xem là “cái nôi” của logistics Việt Nam, ngành cung ứng dịch vụ logistics Hải Phòng đang gặp những rào cản cho sự phát triển. Trong đó, công tác liên kết trong cộng đồng doanh nghiệp logistics cũng như liên kết trong vùng chưa mạnh… Hệ thống các doanh nghiệp như cảng biển, kho bãi, vận tải còn nhỏ lẻ, hoạt động manh mún, tự phát, chưa tìm được tiếng nói chung dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, giảm hiệu quả tổng thể, chưa chuỗi cung ứng lạnh. Hải Phòng cũng chưa có những đội tàu vận tải biển quốc tế đủ mạnh, nguồn nhân lực cung cấp cho logistics còn thiếu…

Để Hải Phòng lấy lại phong độ của mình như đã từng, ông Bùi Quang Hải, Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng kiến nghị, thời gian tới cần phải có sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt hơn, có những chính sách hỗ trợ cụ thể, kịp thời để tạo điều kiện cho dịch vụ logictics thành phố phát triển bền vững, nhất là trong giai đoạn 2021 – 2025, thành phố sẽ phát triển 6 Trung tâm logistics, diện tích 261 ha.

Hiện thực mục tiêu này, PGS TS Hồ Thị Thu Hoà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam (VLI) đề xuất mô hình trung tâm logistics với các khu vực chính trong trung tâm logistics gồm khu vực kho bãi và dịch vụ logistics, khu vực văn phòng giao dịch, khu vực dịch vụ hỗ trợ, khu vực dành cho đơn vị vận tải, khu vực kiểm tra chuyên ngành, khu vực thương mại tự do...

fds

Diễn đàn thu hút đông đảo khách mời tới tham dự.

Cảng biển là trung tâm

Cũng theo Viện trưởng VLI, muốn phát triển trung tâm logistics, Hải Phòng cần ban hành chính sách khuyến khích hoạt động vận tải đa phương thức trên địa bàn, rà soát các quy hoạch, căn cứ tính pháp lý (quỹ đất) để xác định vị trí trung tâm logistics. Đồng thời, căn cứ vào nguồn hàng để xác định quy mô và chức năng của trung tâm logistics.

Cùng quan điểm, ông Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Chủ tịch HĐTV Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng cho biết, Tân cảng Sài Gòn đã thử nghiệm nhiều tuyến dịch vụ đường sông kết nối Hải Phòng với Bắc Ninh và tháng 7/2021 chính thức khai trương. Khi đó, các hãng tàu, các nhà cung cấp dịch vụ logistics cũng hướng đến đó để làm nơi giao nhận logictics… “Hiện nay có những tuyến dịch vụ hàng tuần từ Lạch Huyện đi thẳng đến Bắc Mỹ. Vì vậy, Cảng là một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Vai trò của cảng muốn phát triển lên thì phải nhìn về phía trước là các hãng tàu và phía sau chính là logictics gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ, hàng không…”, ông Quỳ cho biết.

Khẳng định đây là thời điểm “chín muồi” cho logicstics Hải Phòng phát triển bởi đã có đủ 5 loại hình đường biển, đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không, ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Giao thông vận tải, Bộ GTVT lưu ý, quan trọng nhất là cần có một “hạ tầng mềm” pháp lý để kết nối vững chắc các mắt xích này.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương

Cần xác định rõ vị trí của logistics trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của nền kinh tế. Chú trọng vào nâng cao giá trị gia tăng cho dịch vụ logistics. Hiện các doanh nghiệp logistics Hải Phòng đang tìm cách liên kết thông qua thành lập hiệp hội. Theo tôi, đây là biện pháp tốt để các doanh nghiệp có một mái nhà chung để trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong từng hoạt động. 

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp đột phá phát triển logistics Hải Phòng

    Giải pháp đột phá phát triển logistics Hải Phòng

    11:00, 28/04/2021

  • Phát triển logistics Hải Phòng: Đề xuất cơ chế ưu đãi trong thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng

    Phát triển logistics Hải Phòng: Đề xuất cơ chế ưu đãi trong thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng

    03:40, 28/04/2021

  • Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng

    Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng

    00:10, 25/04/2021

  • Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng

    Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng

    08:30, 23/04/2021

  • [TRỰC TIẾP] Hội nghị

    [TRỰC TIẾP] Hội nghị "Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng"

    08:25, 23/04/2021

  • Logistics Hải Phòng: Liên kết phát triển

    Logistics Hải Phòng: Liên kết phát triển

    08:00, 23/04/2021

THY HẰNG