Chính sách thúc đẩy hình thành trung tâm logistics Hải Phòng

PGS.TS ĐAN ĐỨC HIỆP - Nguyên PCT UBND TP Hải Phòng 30/04/2021 02:00

Việc hình thành và phát triển của từng dự án Trung tâm logistics trên địa bàn thành phố còn ít nhiều mang tính “tự phát”, thiếu đồng bộ và không có quy hoạch rõ ràng.

Logistics là lĩnh vực hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội bao gồm từ sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa, đồng thời có vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển cảng biển, kinh tế biển trên cơ sở hài hòa, bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.

PGS.TS. Đan Đức Hiệp (người cầm mic) tại Hội nghị: “Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng”

PGS.TS. Đan Đức Hiệp (người cầm mic) tại Hội nghị: “Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 23/4/2021.

Với sự phát triển của KTXH Việt Nam trong những năm qua, hoạt động logicstics đã tăng trưởng khá nhanh cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng trên 2.500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, như dịch vụ giao nhận vận tải, lưu kho, phân phối, bốc xếp, khai thuê hải quan, tập trung 80% tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng.

Hải Phònglà thành phố cảng, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế, với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân trên 10%/năm, tốc độ tăng trưởng lượng hàng qua cảng xấp xỉ 15%/ năm. Trên địa bàn Hải Phòng hiện có khoảng gần 1 000 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logistics, tuy nhiên trong đó chỉ có khoảng trên 100 doanh nghiệp có quy mô vừa và hoạt động tích cực trong lĩnh vực logistics.

Hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu đóng vai trò cung ứng một số dịch vụ đơn giản cho các công ty logistics nước ngoài như làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa (chủ yếu bằng đường bộ), cho thuê kho bãi... tăng nhanh cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng phục vụ đáp ứng bước đầu nhu cầu của ngành và toàn xã hội, góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, các địa phương phía Bắc và Hải Phòng, góp phần quan trọng trong việc thu gom cũng như giải tỏa hàng hóa tại các cảng biển, thúc đẩy việc phát triển các KCN, khu kinh tế của các địa phương phía Bắc; giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa tiêu thụ ở Việt Nam cũng như hàng hóa xuất khẩu; tạo việc làm và tăng thu ngân sách, nâng cao thu nhập, mức sống của người lao động, riêng tại Hải Phòng tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố từ 15÷20%.

H

Hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu đóng vai trò cung ứng một số dịch vụ đơn giản cho các công ty logistics nước ngoài như làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa (chủ yếu bằng đường bộ)

Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp logistics Hải Phòng chủ yếu tập trung tại công tác vận chuyển, đưa rút hàng khỏi cảng (đường bộ đảm nhận vai trò chủ đạo với thị phần vận tải khoảng 70%; đường biển 24%; đường thủy nội địa 4,5%; đường sắt 1,5%). Chi phí dịch vụ logistics cao do tổ chức vận tải chưa hợp lý (chủ yếu bằng đường bộ), tổ chức giao nhận, các thủ tục hành chính còn rườm rà, chất lượng dịch vụ kho bãi thấp.

Việc hình thành và phát triển của từng dự án Trung tâm logistics trên địa bàn thành phố còn ít nhiều mang tính “tự phát”, thiếu đồng bộ và không có quy hoạch rõ ràng. Từng trung tâm được đầu tư chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mà chưa phối hợp trong định hướng chung, chính sách chung phục vụ cho lợi ích và chính sách kinh tế- xã hội của thành phố hoặc một vùng hay một địa phương.

Bởi vậy, chi phí dịch vụ logistics ở nước ta cũng như Hải Phòng còn khá cao, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung...

h

Hệ thống đường thủy nội địa chưa phát huy được vai trò hỗ trợ đường bộ do chưa đủ điều kiện tổ chức vận tải container theo các tuyến sông quốc gia vùng Đồng bằng sông Hồng

Hệ thống hạ tầng logistics chưa có các khu dịch vụ logistics quy mô lớn hỗ trợ khai thác hệ thống cảng biển. Các khu kho hàng, bến bãi dịch vụ vệ tinh chưa được quy hoạch, phát triển tự phát, nhỏ lẻ bám theo các cảng, gây tình trạng lộn xộn, manh mún, chưa gắn kết với các cảng cạn tại khu vực hậu phương, các trung tâm sản xuất tiêu thụ hàng hóa chủ yếu.

Chất lượng nguồn nhân lực logistics chưa cao, tỉ lệ nhân viên qua đào tạo (chủ yếu là tự đào tạo và tự học hỏi kinh nghiệm) mới đạt khoảng 70%, trang thiết bị, phương tiện vận tải, kho bãi chỉ tại mức 30%÷40% còn lại phải thuê ngoài để phục vụ khách hàng.

Để đáp ứng yêu cầu hình thành “Trung tâm trung tâm dịch vụ logistics quốc gia” cũng như “Hình thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại”, chúng tôi mạnh dạn đề nghị một số chính sách như sau:

Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển logistics, các dự án trung tâm logistics tập trung, có quy mô lớn, tại các KCN có diện tích cần thiết, phù hợp cho khu dịch vụ logistics. Cần quan tâm đến tính đồng bộ giữa qui hoạch của cảng và hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, nước, hệ thống dịch vụ hậu cần, dịch vụ kho bãi, dịch vụ logistics, đặc biệt cần có chính sách thu hút các doanh nghiệp mạnh có năng lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics cảng để đầu tư phát triển loại hình dịch vụ logistics tại Hải Phòng.

Thứ hai, Nghiên cứu và ban hành các cơ chế cho thuê đất, hỗ trợ đền bù, GPMB cho Trung tâm logistics tập trung như cho các dự án lớn của Sungoup, Vinfast

Thứ ba, Hỗ trợ các doanh nghiệp logistics lớn trong nước và quốc tế góp vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm logistics tại Lạch Huyện, Đình Vũ với cam kết dành cho các doanh nghiệp logistics  nhiều cơ chế ưu đãi đặc biệt trong quá trình khai thác sử dụng dịch vụ.

Thứ tư, Cho phép nhập khẩu các phương tiện vận tải, bốc dỡ, bảo quản, lưu kho hàng hóa chuyên dùng miễn, giảm thuế nhập khẩu để các doanh nghiệp có thể đầu tư bổ sung, nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị, tăng cường năng lực dịch vụ logistics cảng và khả năng cạnh tranh trên thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cảng hoặc áp dụng các hình thức thuê mua...

Quy hoạch phát triển cảng Hải Phòng một cách hợp lý, không phát triển thêm các cảng dọc bờ sông Cấm. Từng bước hợp nhất các cảng nhỏ thành DN có quy mô đảm bảo đủ lớn về cả chiều dài cầu tàu và diện tích sử dụng để cảng đủ điều kiện đầu tư phát triển trung tâm logistics tập trung, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đổi mới quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng phải hướng tới hình thành mô hình dịch vụ logistics điện tử (E-logistics). Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin phục vụ cho cộng đồng dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Cần sớm tiêu chuẩn hoá dịch vụ logistics cảng biển, trung tâm logistics tập trung.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp đột phá phát triển logistics Hải Phòng

    Giải pháp đột phá phát triển logistics Hải Phòng

    11:00, 28/04/2021

  • Logistics Hải Phòng với những câu hỏi khó!

    Logistics Hải Phòng với những câu hỏi khó!

    23:03, 27/04/2021

  • Hải Phòng: Hạ tầng giao thông quyết định sự phát triển của ngành logistics

    Hải Phòng: Hạ tầng giao thông quyết định sự phát triển của ngành logistics

    02:09, 27/04/2021

  • [TRỰC TIẾP] Hội nghị

    [TRỰC TIẾP] Hội nghị "Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng"

    08:25, 23/04/2021

  • Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng

    Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng

    08:30, 23/04/2021

PGS.TS ĐAN ĐỨC HIỆP - Nguyên PCT UBND TP Hải Phòng