Kỳ vọng “hòn ngọc viễn đông mới”: Hướng tới trung tâm tài chính
Kể từ khi được tái khởi động mạnh mẽ trở lại cách đây vài năm, đến nay đề án trung tâm tài chính của TP HCM vẫn có thể nói là “còn nhúc nhích”.
LTS: Năm 2021 và những năm tiếp theo, hàng loạt cơ chế mới đã đặt TP HCM trước những vận hội, thời cơ và xuất hiện những động lực mới cho khởi đầu một giai đoạn phát triển mới.
“17 năm trước, vào một ngày đẹp trời, TS. Trần Du Lịch ôm cặp tài liệu cùng đoàn công tác ra 11 Lê Hồng Phong – Hà Nội trình bày về đề án xây dựng Trung tâm tài chính TP HCM (TTTC), TS. Trần Du Lịch đã nói về những khát vọng lớn lao mà qua TTTC, có thể mang đến cho TP và nền kinh tế. Khi ông ra về, chúng tôi cảm thấy rất buồn. Không phải buồn vì chúng tôi không có được những vọng lớn lao to lớn như ông, mà buồn vì các khát vọng ấy không được cổ phần hóa đồng đều đến những nhà hoạch định, quản lí có thẩm quyền khi đó”, TS Trương Văn Phước, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng nhớ lại.
17 năm đã trôi qua và chưa bao giờ khát vọng trung tâm tài chính đối với TP HCM trở lại nóng bỏng như bây giờ. Trung tâm tài chính được xác định sẽ là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP HCM và dẫn dắt nền kinh tế cả nước nói chung. Nhưng chưa có tiến triển gì mới ngoài những cú từ chối đầu tư thất bại của nhà đầu tư nước ngoài tại Thủ Thiêm, mà các nhà đầu tư đó nay đã dịch chuyển về Đà Nẵng với kì vọng về quy hoạch trung tâm tài chính mới tại vùng đất đó.
Công bằng mà nói, trung tâm tài chính TP HCM hiện đã có sự “vận động” theo hướng “nhấc” quy hoạch về Thành phố Thủ Đức, không còn thuộc địa bàn quận, được gánh trên vai kì vọng một trụ cột trong trục phát triển của Thành phố đầu tiên trong lòng Thành phố, một “Phố Đông Thượng Hải” tương lai.
Nhưng xét về mặt lịch sử, về vị thế, về điều kiện, dù không hề thua kém Thượng Hải để có thể trở thành Thượng Hải, TTTC và TP HCM tương tự như câu chuyện phát huy liên kết vùng, vẫn “nghẽn” ở thể chế và hết sức loay hoay.
“Trung tâm tài chính phải là nơi tất cả những gì thế giới có, nó phải có. Và chỉ có 1 khu kinh tế đặc biệt tại đó có thể áp dụng cơ chế quản lí, tài chính đặc biệt cập nhật nhanh nhất các vấn đề tài chính số, kỉ nguyên số, thậm chí thửu nghiệm tiền số… Campuchia đã có đồng bakong, chúng ta có thể đưa một ngân hàng lớn có vốn quốc doanh, thử nghiệm thanh toán bằng đồng tiền kỹ thuật số của NHNN Việt Nam phát hành tại trung tâm tài chính đó. Tail sao không? Chúng ta nói đến khu kinh tế đặc biệt là vì sợ khi hiểu theo nghĩa “ăn đất”, hiểu trung tâm tài chính là phải có công nghiệp, có sòng bạc… Tôi cho rằng trung tâm tài chính phải có tài chính số, công nghệ cao… Nếu hiểu theo cách này sẽ không sợ kinh tế đặc biệt tại trung tâm tài chính”, GS. TS Trần Ngọc Thơ, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, nói.
Ông cũng lưu ý, công nghệ số ở trung tâm tài chính lưu ý cũng không phải sandbox. Và đồng thời nhấn mạnh một thể chể tại trung tâm tài chính trước hết do cấp cao nhất Chính phủ và sẽ cần có sự phân công, 2 bộ tham gia quan trọng là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, TP HCM hiện đang có “thiên thời địa lợi nhân hòa" để làm trung tâm tài chính, xây dựng và thực sự trở thành trung tâm tài chính dẫn đầu, hướng đến các mục tiêu tới 2025, xa hơn là 2045. Bây giờ hoặc không bao giờ!
Có thể bạn quan tâm
Kỳ vọng “Hòn ngọc Viễn Đông mới”: Tìm lại ngôi đầu
11:59, 30/04/2021
ĐIỂM BÁO NGÀY 30/04: Kỳ vọng "hòn ngọc Viễn Đông mới"
06:00, 30/04/2021
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn: “20 năm nữa Việt Nam sẽ trở thành trung tâm tài chính mang tầm khu vực”
15:04, 01/04/2021
Chuyên gia ADB "hiến kế" để TP HCM trở thành trung tâm tài chính toàn cầu
13:15, 18/11/2019
Gay cấn cuộc đua trở thành trung tâm tài chính của Châu Á!
06:43, 21/08/2020