Xuất nhập khẩu tháng 4/2021: Tín hiệu mừng từ nhập siêu

LINH NGA 04/05/2021 03:30

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam ước tính 4 tháng đầu năm 2021 xuất siêu 1,29 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,92 tỷ USD.

fsd

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam ước tính 4 tháng đầu năm 2021 xuất siêu 1,29 tỷ USD.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tháng 4/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 25,5 tỷ USD, tăng 44,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 25,76 tỷ USD, tăng 12,8%, chiếm 24,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 78,14 tỷ USD, tăng 34,4%, chiếm 75,2%.

Trong 4 tháng đầu năm, có 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 57,58 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 36,6 tỷ USD, tăng 27,5%. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 7,33 tỷ USD, tăng 8,8%. Nhóm hàng thủy sản đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 16,8 tỷ USD, tăng 32,4%; thị trường EU đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,1%; thị trường ASEAN đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,3%; Hàn Quốc đạt 6,9 tỷ USD, tăng 12,1%; Nhật Bản đạt 6,5 tỷ USD, tăng 1,5%.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt của Việt Nam trong tháng 4 ước đạt 27 tỷ USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 102,61 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 35,69 tỷ USD, tăng 24,8% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 66,92 tỷ USD, tăng 34,2%. Trong 4 tháng đầu năm 2021 có 19 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 77,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 96,31 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,9% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 6,3 tỷ USD, tăng 22,5% và chiếm 6,1%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 102,61 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 35,69 tỷ USD, tăng 24,8% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 66,92 tỷ USD, tăng 34,2%. Trong 4 tháng đầu năm 2021 có 19 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 77,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam ước tính 4 tháng đầu năm 2021 xuất siêu 1,29 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,92 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,21 tỷ USD.

fs

Giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh như gạo, cà phê, chè, cao su, hạt tiêu…sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị và kim ngạch xuất khẩu.

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong bối cảnh thế giới vẫn đang ở trong tình trạng chịu tác động rất nặng nề của dịch bệnh Covid-19, cùng những hệ quả khác từ dịch bệnh như vấn đề thiếu container rỗng, hay việc tăng giá cước tàu biển, sự cố của kênh đào Suez cộng với chi phí vận chuyển tăng cao… Nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn liên tục ghi nhận những kết quả tích cực.

Đánh giá của cơ quan chức năng cho thấy, sau quý đầu năm, kết quả xuất nhập khẩu hiện đang duy trì rất tốt và với đà tăng trưởng này từ nay đến cuối năm, nhiều khả năng nước ta sẽ về đích 600 tỷ USD cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021.

Điều này hoàn toàn có cơ sở và khả thi khi mới đây, trao đổi với báo giới, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu chia sẻ, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới khi mà các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hiệp định: CPTPP, EVFTA, UKFTA… sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, đại diện Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh, giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh như gạo, cà phê, chè, cao su, hạt tiêu…sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị và kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu hiện vẫn phải đổi diện với nhiều rào cản như việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn; nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều; chi phí đầu vào như logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao; các thị trường xuất khẩu nông, thủy sản liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm…

Do đó, bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng thích ứng để vượt qua khó khăn, chủ động chuyển hướng để nắm bắt hiệu quả những cơ hội từ bối cảnh mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao xuất khẩu vào châu Mỹ chưa đạt kỳ vọng dù có CPTPP?

    Vì sao xuất khẩu vào châu Mỹ chưa đạt kỳ vọng dù có CPTPP?

    04:00, 28/04/2021

  • Tận dụng cơ hội Vàng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Châu Mỹ

    Tận dụng cơ hội Vàng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Châu Mỹ

    17:06, 27/04/2021

  • Cơ hội đẩy mạnhp/xuất khẩu vào Mỹ

    Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ

    13:30, 21/04/2021

  • Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lao dốc

    Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lao dốc

    04:00, 20/04/2021

LINH NGA