Thích ứng với “mặt bằng giá mới”: “Siêu chu kỳ tăng giá” ?
Sự phục hồi kinh tế toàn cầu, xu hướng "kinh tế xanh"... đã khiến giá nhiều nguyên liệu đầu vào quan trọng tăng vọt.
LTS: Giá nhiều loại hàng hóa như dầu mỏ, đường, cao su, nguyên liệu sắt thép… tăng mạnh khiến không ít lo ngại vì không dự báo được tình hình sản xuất, kinh doanh. Vậy doanh nghiệp ứng phó ra sao?
Châu Âu, Trung Quốc – những nơi tiêu thụ nguyên liệu thô lớn nhất thế giới, cùng với Mỹ, nơi thị trường nhà ở đang bùng nổ, đã thúc đẩy nhu cầu các mặt hàng này tăng vọt.
Giá các nguyên liệu đầu vào vẫn tăng
Quặng sắt - thành phần quan trọng trong sản xuất thép, gỗ đều đạt mức giá cao kỷ lục. Giá đồng, kim loại công nghiệp quan trọng bậc nhất của thế giới, đã giao dịch trên 10.000 USD. Dầu cũng tăng giá mạnh vượt mức trước đại dịch, lên 66 USD một thùng. Dù nhu cầu về dầu vẫn còn giảm do hạn chế di chuyển, OPEC và các đồng minh vẫn đang tiếp tục hạn chế nguồn cung ra thị trường để kích thích giá.
Goldman Sachs cũng cho rằng giá dầu có thể đạt 80 USD một thùng trong nửa cuối 2021, đồng thời cảnh báo nguồn cung có thể bị thiếu hụt vào mùa hè này khi vaccine được thúc đẩy khiến nhu cầu di chuyển nhiều hơn. Ngân hàng này dự báo nhu cầu dầu tăng 5% trên toàn cầu.
Giá các mặt hàng nông sản chủ chốt gồm: ngũ cốc, hạt có dầu, đường, sữa cũng tăng vọt. Trong đó giá ngô lần đầu tiên vượt mức 7 USD một bushel (1 bushel ngô tương đương 25,4 kg) sau 8 năm, đậu nành cũng có mức giá tăng cao nhất trong khoảng thời gian này. Chỉ số S&P GSCI, theo dõi biến động giá của 24 nguyên liệu thô, đã tăng 24% trong năm nay. Một số nhà giao dịch, chuyên gia phân tích đã dự đoán về một "supercycle" – siêu chu kỳ hàng hoá mới, giá cả sẽ ở mức cao trong một thời gian kéo dài do cầu vượt xa cung. Dự báo này đang thu hút giới đầu tư.
Thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng, siêu chu kỳ tăng giá có liên quan tới Trung Quốc bởi siêu chu kỳ về giá gần đây nhất có liên quan tới Trung Quốc, giai đoạn những năm 2000, khi Trung Quốc chuyển mình sang công nghiệp hóa, đô thị hóa. Thứ 2, đây là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới, trị giá khoảng 23 nghìn tỷ USD. Trung Quốc cũng đang chiếm tới từ 50-60% nhu cầu tiêu thụ các loại hàng hóa này của thế giới.
Nhưng "cơn sốt giá cả sẽ kéo dài bao lâu?" vẫn là một câu hỏi gây tranh cãi.
Ứng phó của Việt Nam
Dự báo của giới phân tích về chu kỳ tăng giá hàng hóa sắp tới là hợp lý. Bởi lẽ, phần lớn các nền kinh tế trên thế giới đều tung ra các gói kích thích lớn, đồng thời dự báo diễn biến dịch bệnh có chiều hướng tích cực làm tăng nhu cầu mua các loại hàng hóa nguyên liệu để thúc đẩy sản xuất và hồi phục kinh tế. Chu kỳ tăng giá nguyên liệu toàn cầu cần thực hiện các giải pháp ứng phó kịp thời, hợp lý để đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định kinh tế vĩ mô.
Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu với kinh tế thế giới, do đó, biến động trên thị trường hàng hóa thế giới sẽ tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa tại Việt Nam. Để ứng phó và giảm tác động tiêu cực từ chu kỳ tăng giá hàng hóa có thể xảy ra, cần chú trọng các giải pháp cân đối cung cầu, bảo đảm lưu thông hàng hóa tốt, quản lý giá chặt chẽ và kiên quyết chống tình trạng “té nước theo mưa” để tăng giá hàng hóa bất hợp lý. Đồng thời, cần có các giải pháp điều hành giá cả phù hợp như sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu ở thời điểm hợp lý, cân nhắc điều chỉnh giá các loại dịch vụ công.
Điều quan trọng là cần xem xét, phân tích và dự báo chi tiết khả năng biến động về giá của từng loại nguyên liệu, đặc biệt là các nguyên liệu đầu vào thiết yếu với nền kinh tế để có cách ứng phó phù hợp.
Về giải pháp, theo tôi, nhiều doanh nghiệp Việt rất nhanh nhạy nắm bắt chu kỳ tăng giá của hàng hóa nguyên vật liệu. Họ sẽ có cách ứng phó phù hợp như tăng năng suất để tiết kiệm nguyên liệu đầu vào hoặc chuyển hướng lựa chọn nguyên vật liệu hoặc nguồn cung ứng để đảm bảo chi phí sản xuất ở mức hợp lý nhất.
Đối với kinh tế vĩ mô, giá cả tăng có thể tạo áp lực lạm phát. Tuy nhiên, việc chủ động theo dõi và điều tiết chính sách tài khóa - tiền tệ kịp thời có thể hỗ trợ kiểm soát được giá cả hàng hóa, từ đó ổn định kinh tế vĩ mô.
Có thể bạn quan tâm
Áp lực giá nguyên liệu tăng trên thị trường quốc tế khiến giá xăng tiếp tục "leo thang"
15:06, 17/04/2019
Nguy cơ siêu chu kỳ tăng giá hàng hoá, ngành nào sẽ gặp khó?
11:00, 21/05/2021
Giá vật liệu xây dựng tăng đột biến có thể là trường hợp "hoàn cảnh thay đổi cơ bản”
06:00, 21/05/2021
CHỈ ĐẠO NÓNG: Theo dõi diễn biến thị trường, kịp thời điều chỉnh giá vật liệu xây dựng
12:30, 13/05/2021
Bão giá vật liệu xây dựng: Nhà nước cần có biện pháp bảo vệ các nhà thầu
11:06, 12/05/2021
Bão giá vật liệu xây dựng: Sẽ có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu
15:20, 08/05/2021
Giá vật liệu xây dựng tăng cao làm "chùn bước" nhà thầu
15:00, 07/05/2021