KINH TẾ CUỐI TUẦN: Sản xuất công nghiệp thể hiện khả năng chống chịu
Trên thực tế, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tại Bắc Giang giảm 40,9% (so với tháng trước) và 33,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 5/2021.
Theo WB, Việt Nam tiếp tục chậm hơn so với hầu hết các quốc gia trên thế giới trong nỗ lực tiêm chủng vì chỉ có 0,03% dân số đã được tiêm hai mũi vắc-xin tính đến ngày 5/6. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã đẩy mạnh việc mua vắc-xin COVID-19 từ nhiều nhà cung cấp, và đang xem xét hợp tác với các công ty nước ngoài để sản xuất vắc-xin này tại Việt Nam.
Báo cáo của WB thông tin rằng mức độ di chuyển giảm mạnh do các biện pháp giãn cách xã hội. Tất cả các chỉ số di chuyển chính đều giảm mạnh trong tháng 5 khi các biện pháp hạn chế được áp đặt để kiểm soát đợt bùng phát dịch thứ tư. Các trung tâm giao thông công cộng chứng kiến sự suy giảm mạnh nhất, tiếp đến là các địa điểm bán lẻ và giải trí như nhà hàng do Chính phủ yêu cầu đóng cửa nhiều dịch vụ trong nhà. Các doanh nghiệp khuyến khích người lao động làm việc tại nhà cũng khiến chỉ số di chuyển tại nơi làm việc giảm.
Sản xuất công nghiệp thể hiện khả năng chống chịu tổng thể đáng chú ý. Khi sản xuất công nghiệp trong tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% (so với tháng trước) và 11,2% (so với cùng kỳ năm trước) mặc dù đại dịch COVID19 có nhiều diễn biến xấu trong thời gian gần đây. Chỉ số PMI đạt mức 53,1 trong tháng 5, cho thấy điều kiện kinh doanh cải thiện so với tháng trước, mặc dù thấp hơn so với mức 54,7 vào tháng 4.
--> Xem thêm TẠI ĐÂY.
Tuy nhiên, những con số trung bình này có thể không cho thấy sự khác biệt giữa các địa phương, vì hoạt động bị gián đoạn tại các nhà máy ở Bắc Giang và Bắc Ninh chắc chắn đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của một số sản phẩm điện tử, từ đó có thể làm giảm sản lượng trong thời gian tới.
Trên thực tế, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tại Bắc Giang giảm 40,9% (so với tháng trước) và 33,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 5/2021, trong khi chỉ số sản xuất hàng điện tử giảm 53,6% (so với tháng trước) và 46,9% (so với cùng kỳ năm trước). Cần lưu ý là chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam hàng tháng dựa trên dữ liệu thu thập đến ngày 15 hàng tháng, trong khi các cơ quan chức năng dự báo giá trị cho nửa cuối của tháng.
Cũng theo báo cáo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3% (so với tháng trước), chủ yếu phản ánh tác động của việc tăng giá hàng hóa toàn cầu đến giá cả trong nước.
Giá cả hàng hóa tăng trong thời gian gần đây phản ánh quyết định tăng giá nhiên liệu của Chính phủ vào cuối tháng 4 và giữa tháng 5, khiến giá xăng, dầu diesel và dầu hỏa lần lượt tăng 2,1%, 2,8% và 5,1% so với tháng trước.
--> Xem thêm TẠI ĐÂY.
Do thiếu hụt nguồn cung, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kim loại cũng tăng 4,8% so với tháng trước, làm tăng giá nhà ở và vật liệu xây dựng. So với cùng kỳ năm 2020, CPI tăng 2,9% - thấp hơn mục tiêu mà Quốc hội đề ra.
Tín dụng tăng trưởng 1,1% (so với tháng trước) vào tháng 5.2021, giảm so với mức 2,0% trong tháng 4. Sự giảm tốc nhẹ này có thể phản ánh các hoạt động kinh tế chậm lại do các biện pháp hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 5) Giá xuất khẩu gạo tăng cao
04:00, 10/06/2021
Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 4) Dệt may, da giày nhiều tín hiệu khởi sắc
11:00, 08/06/2021
Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 3) Lo âu với nhập siêu
04:00, 03/06/2021
Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 2) Điểm sáng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
11:00, 02/06/2021
Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 1) Lạm phát và làn sóng COVID-19 mới
04:00, 31/05/2021
Chuyên gia ADB nêu những lưu ý cho nền kinh tế Việt Nam
03:00, 04/05/2021
Tăng năng suất lao động - dư địa để kinh tế Việt Nam "cất cánh"
13:00, 28/04/2021