Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 1) Lạm phát và làn sóng COVID-19 mới

Diendandoanhnghiep.vn Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, bình quân 5 tháng đầu năm 2021 lạm phát cơ bản tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.

fd

CPI tháng 5/2021 tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020.

Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, CPI tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước. Giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất làm cho giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng; giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính của sự tăng giá này.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, CPI tháng 5/2021 tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020. 

Trong khi đó, bình quân 5 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Cụ thể, CPI bình quân 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2021 lần lượt tăng 1,59%; 4,47%; 3,01%; 2,74%; 4,39%; và tăng 1,29%.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2021 tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 1,13% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, lạm phát của Việt Nam vẫn đang tiếp tục duy trì mức tăng thấp, chỉ 1,29% và vẫn còn cách khá xa mục tiêu điều hành lạm phát dưới 4% của năm nay. Điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, điều hành giá cả năm 2021 cho dù nhiều yếu tố rủi ro vẫn còn ở phía trước.

fd

Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới là một trong những yếu tố chủ yếu khiến CPI tăng.

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5/2021, Ngân hàng Thế giới chính thức cảnh báo, đợt dịch Covid-19 thứ 4 có thể ảnh hưởng tới đà phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhất là khi số ca dương tính của đợt dịch này đã cao nhất trong tất cả các đợt dịch tại Việt Nam kể từ năm ngoái tới nay. Đặc biệt, lần này, dịch bệnh đã đi vào một số khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh khiến cho hoạt động sản xuất bị đình trệ.

Thực tế, Chính phủ đang tiếp tục đi đúng hướng trong phòng chống dịch Covid-19. Điều đó dấy lên hy vọng rằng, kinh tế Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn.

Nhìn sang các nước xung quanh thì làn sóng Covid-19 vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn khi kinh tế Thái Lan suy giảm 2,6% trong quý đầu tiên của năm 2021 sau khi làn sóng Covid-19 thứ hai bùng lên từ giữa tháng 12/2020 và kéo dài đến đầu tháng 2/2021. Kinh tế Philippines suy giảm 4,2%, Indonesia giảm 0,7%, Malaysia giảm 0,5%...

Không chỉ là nỗi lo tác động tới tăng trưởng kinh tế, nhóm chuyên gia WB cho rằng đợt dịch này còn có thể ảnh hưởng tới cả chuyện kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, cho dù vào thời điểm cuối tháng 4/2021, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng chỉ tăng 0,89% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2021.

Hiện giá nhiều nguyên vật liệu đầu vào, như sắt thép, xi măng tăng cao. Học phí các trường đại học cũng đang được điều chỉnh. Đó là chưa kể, sức nóng của thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất cũng sẽ ảnh hưởng tới giá cả thị trường.

Sự hồi phục của kinh tế toàn cầu cũng được cho là sẽ tác động tới giá cả thị trường, tới lạm phát của Việt Nam. Lạm phát của Mỹ đang tăng vọt (CPI tháng 4 của Mỹ tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2008), khiến các nền kinh tế châu Á không khỏi lo ngại. Giới chuyên gia thậm chí đã nhắc đến cụm từ “bóng ma” lạm phát ở Mỹ. 

Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát của thế giới vẫn được dự báo tăng trong thời gian tới trong bối cảnh kế hoạch tiêm vắc-xin phòng ngừa Covid-19 tiếp tục được triển khai mạnh mẽ tại nhiều quốc gia và sự phục hồi ấn tượng của kinh tế toàn cầu. Do đó, khu vực các nước mới nổi và đang phát triển nói riêng và các nền kinh tế khác nói chung cần theo dõi sát diễn biến của lạm phát để có những biện pháp ứng phó kịp thời.

Triển khai ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ Tài chính đã gửi công văn tới các địa phương đề nghị tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn để hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu kép, tránh để xảy ra các biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Đây là động thái cần thiết và quan trọng. Song có lẽ vẫn phải bắt đầu từ việc phải kiểm soát tốt Covid -19...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 1) Lạm phát và làn sóng COVID-19 mới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711691099 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711691099 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10