KINH TẾ CUỐI TUẦN: Nguy cơ lạm phát

Diendandoanhnghiep.vn Chuyên gia cho rằng, nguy cơ lạm phát cao là có nhưng diễn ra ở mức độ nào còn phụ thuộc vào sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu và trong nước.

Đối với sản xuất công nghiệp, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng gần 5%, giá vật liệu xây dựng cũng đã tăng gần 2%...

Đối với sản xuất công nghiệp, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng gần 5%, giá vật liệu xây dựng cũng đã tăng gần 2%...

Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh rằng, các chỉ số kinh tế vĩ mô đều tốt cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu đúng hướng trong 4 tháng đầu năm, các chính sách và biện pháp điều hành hiệu quả của Chính phủ cũng như sự vươn lên mạnh mẽ của doanh nghiệp, đẩy xuất nhập khẩu tăng nhanh; đầu tư nước ngoài vẫn duy trì lạc quan; một số ngành có dấu hiệu mở rộng lại như du lịch, hàng không...; các ngành khác đang tăng nhất là ngành liên quan đến thương mại số…

--> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Tuy nhiên, về nguy cơ lạm phát, các chuyên gia kinh tế cũng đặc biệt lưu ý về vấn đề giá nguyên vật liệu đã tăng trong 4 tháng đầu năm 2021. Hiện nay giá nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản (thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi…) đã tăng rất cao đến gần 6,8%. Đối với sản xuất công nghiệp, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng gần 5%, giá vật liệu xây dựng cũng đã tăng gần 2%...

"Đây đang là nguy cơ có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn trong thời gian tới mặc dù trong các tháng vừa qua chúng ta kiềm chế lạm phát tương đối tốt nhưng chúng ta cũng đã nhìn thấy khả năng tăng giá của nguyên vật liệu là có thật, nó đã và đang tăng, cần có biện pháp kiểm soát lạm phát tốt, tránh lạm phát đẩy giá hàng hóa tăng cao” - PGS-TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý.

Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% trong năm 2021 như chỉ tiêu của Quốc hội đặt ra, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng là một nhiệm vụ khó khăn.

Tình trạng khan hiếm nguồn cung đã khiến chi phí đầu vào của các nhà sản xuất Việt Nam tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm nay. Dữ liệu báo cáo chiến lược đầu tư tháng 5/2021 của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy chi phí đầu vào tăng với tốc độ nhanh nhất chỉ trong hơn 3 năm và các nhà sản xuất đã chuyển chi phí đầu vào cao hơn cho khách hàng của họ. Nhìn vào dữ liệu ngành một cách chi tiết, chi phí tăng kỷ lục xuất hiện ở nhiều ngành như thức ăn chăn nuôi, thép, giấy, hóa chất...

--> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Điển hình từ chuỗi sản xuất thức ăn chăn nuôi, chi phí ngô cho thức ăn chăn nuôi đã tăng 46% so với đầu năm và giá đậu tương cao hơn 18% so với đầu năm. Theo đó, giá thức ăn gia súc cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn khoảng 10-15% kể từ cuối năm 2020.

Đối với ngành thép, giá thép được đẩy lên cao bởi tình trạng khan hiếm quặng sắt và việc Trung Quốc cắt giảm sản lượng đầu ra. Mặc dù giá thép tăng mạnh đã giúp các nhà sản xuất thép trong nước ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý 1/2021, nhưng giá thép tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực xây dựng và nhà ở. Các ngành này hiện đang gánh sức ép từ việc giá thép tăng cao, nếu xu hướng này tiếp tục, các nhà xây dựng và phát triển bất động sản sẽ phải chịu áp lực đáng kể.

PGS-TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nhận định nguy cơ lạm phát là rất lớn cho nhiều nền kinh tế và cả Việt Nam. Nguy cơ này xuất phát từ giá nguyên vật liệu như xăng dầu, sắt thép đã tăng nhanh từ thế giới đến trong nước ở mức trung bình trên 20 - 30%. Nhu cầu sản xuất từ sự phục hồi kinh tế ở các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc đang tăng sẽ tiếp tục khiến giá hàng hóa khó giảm trở lại và vẫn duy trì ở mức cao như hiện nay.

Thứ hai là do chính sách tiền tệ nới lỏng được nhiều nước đồng loạt áp dụng và duy trì thời gian dài vừa qua để hỗ trợ nền kinh tế khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Cung tiền đưa vào nền kinh tế quá nhiều khiến giá hàng loạt tài sản tăng mạnh như chứng khoán, bất động sản. Thậm chí ở Việt Nam, cung tiền trước khi đại dịch xảy ra cũng luôn cao với tăng trưởng tín dụng hằng năm ở mức 18 - 19% và chỉ hạ thấp khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp chậm lại trong năm 2020 với mức tăng trên 12%.

--> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế nói chung ở mức thấp so với giai đoạn trước đây cho thấy lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất không theo kịp lượng cung tiền. Điều đó cũng đẩy giá hàng hóa đi lên. Thứ ba, quá trình hồi phục kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn sắp tới sẽ kích hoạt tình hình lạm phát diễn ra nhanh hơn.

“Nguy cơ lạm phát cao là có nhưng diễn ra ở mức độ nào còn phụ thuộc vào sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu và trong nước. Nhưng khả năng lạm phát của Việt Nam năm nay sẽ cao hơn năm vừa qua do nhu cầu dịch vụ, du lịch và nhiều sản phẩm tăng giá mạnh từ đầu tháng 4 trở đi cũng như chi phí giáo dục năm nay cũng sẽ tăng”, PGS-TS Phạm Thế Anh nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KINH TẾ CUỐI TUẦN: Nguy cơ lạm phát tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714074009 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714074009 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10