Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Các công ty đã phải tăng số lượng việc làm và tăng mua hàng để đáp ứng mức tăng nhanh chóng của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới.
IHS Markit vừa công bố chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – PMI của Việt Nam tăng tháng thứ 3 liên tiếp, đạt 54,7 điểm trong tháng 4 so với 53,6 điểm trong tháng 3. Điều này cho thấy các điều kiện hoạt động của lĩnh vực sản xuất cải thiện đáng kể và đây là mức cải thiện mạnh nhất kể từ tháng 11/2018.
Lĩnh vực sản xuất tăng trưởng trong tháng 4 với các dấu hiệu cho thấy khách hàng đã sẵn sàng đặt những đơn hàng lớn hơn trước. Tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ 8 liên tiếp và tốc độ tăng là nhanh nhất trong gần 2 năm rưỡi. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu quốc tế cải thiện.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng dẫn đến sản lượng sản xuất tăng và tăng trưởng cũng đạt mức nhanh nhất kể từ tháng 11/2018.
Các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng có mức tăng sản lượng mạnh nhất trong số ba lĩnh vực được khảo sát. Các công ty đã tăng số lượng nhân công để tăng sản lượng. Việc làm đã tăng tháng thứ ba liên tiếp, và đây trở thành mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2018. Song, mức tăng năng suất là không đủ để không làm tăng lượng công việc tồn đọng trong 15 tháng do số lượng đơn đặt hàng mới tăng.
Cùng với việc tăng số lượng nhân viên, các công ty cũng tăng mạnh hoạt động mua hàng. Những người trả lời khảo sát cho biết việc tăng mua hàng hóa đầu vào là để vừa đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng vừa tăng hàng dự trữ nhằm hỗ trợ cho tăng sản lượng trong các tháng tới. Kế hoạch tăng dự trữ hàng nhìn chung đã thành công trong tháng 4, cả tồn kho hàng mua và hàng thành phẩm đều tăng.
Trong cả hai trường hợp, tốc độ tăng là mạnh và nhanh hơn so với cuối quý 1. Có một số dấu hiệu cho thấy mức độ gián đoạn chuỗi cung ứng đã bớt nghiêm trọng trong tháng 4. Trong khi thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục kéo dài, mức độ suy giảm năng lực của người bán hàng là nhỏ và là nhẹ nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Ở những nơi thời gian giao hàng bị kéo dài, có những báo cáo nhắc đến tình trạng khan hiếm nguồn cung và những khó khăn trong khâu chuyển hàng toàn cầu.
Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm nguồn cung và chi phí vận chuyển tăng tiếp tục làm giá cả đầu vào tăng. Mức độ tăng chi phí vẫn lớn và chỉ chậm hơn một chút so với tháng 3. Các công ty tăng mạnh giá bán hàng, với tốc độ tăng giá nhanh hơn và trở thành mức nhanh nhất trong gần một thập kỷ.
Kỳ vọng đại dịch Covid-19 sẽ vẫn được kiểm soát dẫn đến nhu cầu tăng và việc đưa ra các dòng sản phẩm mới, đã hỗ trợ niềm tin của các công ty về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới.
Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, đánh giá, kết quả khảo sát chỉ số PMI mới nhất cho thấy lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã khởi sắc vào đầu quý 2. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh nhất kể từ cuối năm 2018, và có những báo cáo đầy khích lệ rằng, khách hàng thường sẵn sàng đặt các đơn hàng lớn với niềm tin mạnh mẽ vào sự bền vững của bức tranh tăng trưởng hiện tại. Tương tự như vậy, các nhà sản xuất cũng tăng hoạt động mua hàng và tăng hàng tồn kho để sẵn sàng tăng sản lượng trong các tháng tới.
Có thể bạn quan tâm
Sự cố kênh đào Suez: Doanh nghiệp cần phương án dự phòng cho bất ổn chuỗi cung ứng
14:00, 29/03/2021
Gián đoạn chuỗi cung ứng: Thời gian giao hàng lớn nhất trong gần một thập kỷ
11:00, 02/02/2021
Giải pháp giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu
15:09, 25/11/2020
Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?
13:00, 19/11/2020
COVID-19 ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng dệt may châu Á-Thái Bình Dương ra sao?
04:00, 22/10/2020