THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Đề xuất sản xuất hydro xanh từ điện tái tạo "dư thừa" có khả thi?
Đề xuất giải pháp sản xuất hydro xanh qua công nghệ điện phân từ nguồn điện tái tạo đã được áp dụng tại nhiều nước Tây Âu.
>>>Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng: Dự án năng lượng bị cắt giảm công suất sẽ "kìm chân" dòng đầu tư
Tại phiên thảo luận Diễn đàn “Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam” PGS.TS Phạm Hoàng Lương, Giám đốc Viện Khoa học Công nghệ quốc tế Việt Nam – Nhật Bản, Đại học Bách Khoa Hà Nội đặt vấn đề xử lý nguồn điện tái tạo “dư thừa” đồng thời là đề xuất giải pháp sản xuất hydro xanh qua công nghệ điện phân từ nguồn điện tái tạo. Theo đó, chuyên gia đặt câu hỏi, thị trường tiêu thụ hydro xanh và tiềm năng của sản phẩm trung gian này như thế nào?
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tich Hiệp hội Năng lượng tái tạo cho biết, việc “nghẽn” lưới điện với năng lượng tái tạo là vấn đề mà các quốc gia như Trung Quốc, Đức, Italia cũng có giai đoạn dư thừa, nghẽn lưới phải cắt giảm.
“Ở Việt Nam, việc cắt giảm nguồn năng lượng tái tạo đã xảy ra giai đoạn cuối 2019 và đầu năm 2020. Hiện tượng đó sau khi EVN xây dựng 1 số trạm và đường dây 220 kw hiện tượng quá tải lên lưới đã giảm, EVN giảm thiểu tình trạng cắt giảm trong 1 năm là khá nhanh”, ông Vy nhấn mạnh.
Đặc biệt, theo Phó Chủ tich Hiệp hội Năng lượng tái tạo, về tình trạng giữa năm 2021 hàng loạt dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 12.000 Kw đã phải giảm phát vào giữa trưa khi nguồn điện mặt trời đạt công suất cao nhất và phụ tải thấp đặc biệt do Covid.
“Do đó, hệ thống dù đã ưu tiên nguồn điện mặt trời nhưng so với công suất vẫn là thừa ở một số khu vực, vẫn phải cắt giảm điện mặt trời. Hi vọng năm tới sẽ tăng cao phụ tải hơn”, ông Vy hi vọng.
>>THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Để phát triển bền vững cần tăng cường nội địa hóa
Về đề xuất giải pháp sản xuất hydro xanh qua công nghệ điện phân từ nguồn điện tái tạo, ông Vy cho biết đã được áp dụng tại nhiều nước Tây Âu.
“Các nhà đầu tư Anh đang đề xuất phát triển dự án điện gió, được gom bằng các đường dây 220 kw đưa vào bờ hoà lưới, đầu tư rất tốn kém. Do đó, các nhà đầu tư đề xuất, trường hợp vùng gió công suất lớn đấu nối vào đương dây tải điện sẽ bất khả thi. Cũng bởi vậy, đề xuất điện phân từ nguồn điện tái tạo tạo ra hydro để chạy các phương tiện giao thông và sử dụng để phát điện. Thậm chí, đã có nhà đầu tư LNG của Bạc Liêu đã đề xuất sử dụng khí hydro thay cho LNG để vận hành các thiết bị”, Phó Chủ tich Hiệp hội Năng lượng tái tạo cho biết.
Về mức giá để sản xuất và truyền hydro, ông Vy cho biết hiện còn cao nhưng tương lai thì sẽ giảm. Bởi Việt Nam hiện chưa có cơ chế khuyến khích điện phân khí hydro nên giá còn cao.
Nhận định về vấn đề này, ông Phạm Hoàng Lương cho rằng các sản phẩm trung gian được tạo ra khi dư thừa nguồn điện tái tạo là giải pháp tốt. Tuy nhiên, các sản phẩm trung gian cần được tính toán để chuyển đổi và sử dụng hiệu quả. Bởi nếu dùng điện tái tạo dư thừa để điện phân tạo hydro xanh, rồi dùng hydro tạo điện là phương án bất đắc dĩ.
Có thể bạn quan tâm
Huy động mọi nguồn lực phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo
17:33, 26/11/2021
THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Doanh nghiệp đề xuất giá FIT mới cho điện gió
16:56, 26/11/2021
THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Để phát triển bền vững cần tăng cường nội địa hóa
16:45, 26/11/2021