Rủi ro trước cơn “bão giá”
Giới chuyên gia kinh tế châu Âu đã đặt ra khái niệm mới “lạm phát kèm suy thoái”. Lạm phát đến từ giá năng lượng tăng phi mã, suy thoái là hệ quả tất yếu vì nguyên nhân lần này đến từ chiến tranh.
>>Giá dầu thô tăng, lạm phát không thể không tăng
Cơn “bão giá” từ năng lượng lan sang lương thực, thực phẩm, kim loại, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thiết bị công nghệ, than… đang diễn ra trên diện rộng. Liệu siêu chu kỳ giá hàng hóa đã đến hay chưa? Nền kinh tế với độ mở cực lớn như Việt Nam làm cách nào hạn chế thiệt hại?
Không ngẫu nhiên mà vài tuần nay nhóm cổ phiếu phân bón trên sàn chứng khoán Việt Nam liên tục “đâm thủng trần”. Với một quốc gia nông nghiệp, thực sự là cơn ác mộng với hàng chục triệu nông dân.
Đầu tiên, Việt Nam có thể chung sống với lạm phát từ 3,5 đến 4,1% như dự báo của Qũy Dragon Capital. Bài học quá khứ cho thấy, chính sách tiền tệ đi trước một bước và khả năng đứng mũi chịu sào từ nguồn lực công là đối sách tốt nhất.
Tiếp đến, khả năng xuất khẩu vào thị trường châu Âu và Mỹ bị đe dọa. Năm ngoái thặng dư thương mại của nước ta với EU hơn 27 tỷ USD với tổng dung lượng hai chiều 45,8 tỷ USD.
Lạm phát ở Mỹ đang bùng nổ sau khi Joe Biden cấm vận mua dầu thô Nga, đồng USD sẽ mất giá, xuất khẩu Việt Nam không có lợi. Đây là thị trường đạt tổng kim ngạch 111 tỷ USD năm 2021. Nhiệm vụ đa dạng hóa đối tác chưa bao giờ hết cấp bách.
Có thể bạn quan tâm
HSBC: Việt Nam cần đặc biệt lưu tâm tới rủi ro lạm phát liên quan đến nhiên liệu
02:00, 10/03/2022
Xung đột Nga - Ukraine (Kỳ 1): Tăng trưởng, lạm phát, tiền tệ toàn cầu bị ảnh hưởng ra sao?
05:30, 26/02/2022
Ba yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát năm 2022
11:00, 19/02/2022
Giá dầu thô tăng, lạm phát không thể không tăng
04:45, 11/02/2022
Lạm phát 2022: Áp lực từ yếu tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy”
11:00, 10/02/2022