Xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm: Tiêu và Cà phê tăng trưởng nhờ đâu?

NGUYỄN QUANG 27/07/2022 04:40

Trong khi các mặt hàng thuộc nhóm hàng nông sản giảm mạnh về giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm thì ngược lại, mặt hàng tiêu và cà phê lại bứt tốc tăng trưởng.

>>> Phát triển nông sản bền vững (Kỳ 1): Khó ở đâu?

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, lũy kế 6 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn cà phê, mang về trên 2,3 tỷ USD, tăng trên 23% về lượng và tăng gần 50% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Đối với mặt hàng hồ tiêu, dù khối lượng xuất khẩu giảm nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng. Cụ thể, kết thúc 6 tháng, xuất khẩu mặt hàng này nước đạt hơn 560 triệu USD, giảm 19,7% về sản lượng nhưng tăng 12,8% về giá trị.

Dù kinh tế toàn cầu bất ổn, nhu cầu sử dụng cà phê đặc biệt tại khu vực châu Âu vẫn rất lớn. Ảnh minh họa

Dù kinh tế toàn cầu bất ổn, nhu cầu sử dụng cà phê đặc biệt tại khu vực châu Âu vẫn rất lớn. Ảnh minh họa

Lý giải rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng ngược của 2 mặt hàng này, ông Nguyễn Ngọc Luận, nhà sáng lập chuỗi cà phê Meet More cho rằng, sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng cà phê là “dễ hiểu” bởi nhu cầu sử dụng mặt hàng cà phê của người dân tại các quốc gia Châu Âu là rất lớn.

“Dịch Covid-19 cùng với cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt quãng. Điều này khiến nhu cầu về thực phẩm, trong đó có cà phê tăng cao. Với người châu Âu, cà phê quan trọng như nước uống hàng ngày nên nhu cầu sử dụng rất lớn”, ông Luận nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, Tổng Giám đốc công ty CP Phúc Sinh Phan Minh Thông cũng cho biết, mỗi ngày người dân ở Châu Âu có thể tiêu thụ từ 3 – 6 ly cà phê, do đó nhu cầu cho mặt hàng này tại thị trường Châu Âu là không giới hạn. Bên cạnh đó, mặt hàng hồ tiêu cũng được cho là gia vị thiết yếu trong một số món ăn với người dân Châu Âu như: xúc xích, thịt nguội, …

“Đấy là những sản phẩm cơ bản và khi các hoạt động kinh tế quay trở lại thì họ tiêu dùng rất là nhiều. Đấy là lý do khiến xuất khẩu tiêu và cà phê đều tăng vượt bậc”.

>>> Sản xuất nông sản hữu cơ (Kỳ cuối): Tiêu thụ dễ hay khó?

6 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang nhiều thị trường chủ lực tăng so với cùng kỳ năm ngoái, như: Đức, Bỉ, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Nga. Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang một số thị trường giảm như: Italia, Nhật Bản, Anh, Philippines và Trung Quốc. Còn đối với mặt hàng tiêu, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường này đạt 31 nghìn tấn, mang về nguồn ngoại tệ hơn 152 nghìn USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5% về giá trị.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, các thị trường như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ hay Hàn Quốc đã dỡ các hạn chế đối với dịch bệnh, từ đó du lịch phục hồi, hoạt động giao thương quay trở lại là yếu tố để thúc đẩy tiêu thụ hai mặt hàng cà phê và tiêu trong cái 6 tháng đầu năm nay.

“Những vấn đề hạn chế đối với Covid về cơ bản đã được bỏ, do vậy mà việc du lịch cũng như là giao thương trở lại, đó là những cái yếu tố để thúc đẩy cái tiêu thụ hai cái mặt hàng cà phê và tiêu trong cái 6 tháng đầu năm nay. Cũng như là trong cái thời gian tới, đặc biệt là khi Trung Quốc cũng đang dần nới lỏng các quy định về vấn đề covid và cũng đã mở lại cái cửa Thượng Hải. Do vậy, nó cũng là cái cơ sở để mà thúc đẩy cho cái việc lưu thông hàng hải xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước”.

Hồ tiêu là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu tích cực của Việt trong 6 tháng đầu năm 2022. Ảnh minh họa

Hồ tiêu là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu tích cực của Việt trong 6 tháng đầu năm 2022. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lại là rào cản lớn nhất cho hoạt động xuất khẩu. Ông Hòa cho biết thêm: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có định hướng đối với các địa phương trong vấn đề làm sao để đảm bảo mức cái diện tích, không tăng diện tích mà tập trung vào cái vấn đề chất lượng của sản phẩm, để chúng ta có thể chinh phục được các cái thị trường khó tính, đặc biệt là thị trường Mỹ, thị trường EU”.

Dự báo tình hình 2 quý cuối năm, nhu cầu cho 2 mặt hàng trên là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều thách thức từ thị trường đích đến.

Có thể bạn quan tâm

  • Hình thành các tập đoàn chế biến nông sản

    Hình thành các tập đoàn chế biến nông sản

    00:03, 26/07/2022

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 22/07: Hình thành các tập đoàn chế biến nông sản

    ĐIỂM BÁO NGÀY 22/07: Hình thành các tập đoàn chế biến nông sản

    00:37, 22/07/2022

  • Hỗ trợ kết nối giao thương, xuất khẩu nông sản sang EU

    Hỗ trợ kết nối giao thương, xuất khẩu nông sản sang EU

    03:40, 16/07/2022

  • Bước tiến mới hoàn thiện chuỗi logistics nông sản Cần Thơ

    Bước tiến mới hoàn thiện chuỗi logistics nông sản Cần Thơ

    00:06, 16/07/2022

NGUYỄN QUANG