Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi Việt Nam: Kỳ II - “Thách đố” ngành chăn nuôi

PHƯƠNG THẢO 22/11/2022 05:00

Cho dù thịt nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn được thịt thật đi chăng nữa thì nó vẫn sẽ sớm trở thành một dòng sản phẩm mới trên thị trường trong tương lai rất gần, “thách đố” ngành chăn nuôi.

>>Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi Việt Nam: Kỳ 1 - Cuộc cách mạng của “thịt”

Thịt lợn nhân tạo được dự đoán sẽ cạnh tranh sòng phẳng với thịt

Thịt lợn nhân tạo sẽ cạnh tranh với thịt "thật" trong tương lai gần (Ảnh: Global Meat News)

Tại Công văn số 7785/VPCP-NN ngày 19/11/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan, chủ động triển khai các giải pháp phù hợp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, đảm bảo quyền lợi cho người chăn nuôi.

Theo FAO, khi thế giới chạm đến ngưỡng 9,7 tỉ người vào năm 2050, việc vẫn dùng phương thức chăn nuôi hiện tại để cung cấp đủ thịt cho toàn cầu (dự kiến đạt 470 triệu tấn/năm) sẽ đẩy thế giới vào chỗ gia tăng phá rừng lên gấp đôi và khiến lượng khí thải nhà kính tăng thêm 77%. Vì thế, bài toán tạo ra thịt nhân tạo không chỉ để giải quyết cấp bách nhu cầu thực phẩm toàn cầu mà còn bảo vệ môi trường, tài nguyên.

Theo dự báo của AT Kearney, đến năm 2040, khoảng 35% lượng thịt tiêu thụ từ nuôi cấy tế bào và 25% đến từ các sản phẩm gốc thực vật.Phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi bao gồm 2 nguồn chính: Khí mê tan từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật.

Với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn, chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Với quy mô đàn gia súc 28 triệu con lợn, xấp xỉ 9 triệu con trâu, bò và hơn 520 triệu con gia cầm, hiện mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra môi trường khoảng 73 triệu tấn thải rắn; 25-30 triệu khối chất thải lỏng…. Tuy nhiên chỉ khoảng 50% chất thải rắn và 20% chất thải lỏng trên được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ tại COP26 đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, giảm khí thải Metan 30% tính đến năm 2030… Đây sẽ là thách thức đối với ngành chăn nuôi nước ta.

Trong khi đó, nhu cầu về các sản phẩm thay thế cho thịt nuôi trên thế giới đã tăng lên cùng với nhận thức về lượng khí thải nhà kính cao từ việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ) ước tính thị trường thịt nhân tạo có thể đạt con số 100 tỉ USD trong vòng 15 năm tới, còn Ngân hàng Barclays (Anh) nhận định sản phẩm này có thể chiếm khoảng 10% thị trường thịt toàn cầu trong 10 năm tới.

>>Kỳ lạ cây thuốc lá giúp sản xuất thịt nhân tạo ít tốn kém hơn
>>Khủng hoảng thừa thịt lợn và “gót chân Achiles” của nông nghiệp Việt

“Thịt nhân tạo” rõ ràng đang “thách đố” ngành chăn nuôi, vốn là ngành nhiều bấp bênh của Việt Nam. Chỉ riêng thịt lợn, ngay trong những ngày này, giá lợn hơi trong nước xuống thấp dưới 60.000 đồng/kg, thậm chí những ngày gần đây rớt xuống còn 50.000 đồng/kg, giảm mạnh khoảng 15.000 đồng/kg so với cách đây 3 tháng, trong khi nguồn cung trong nước đang dư thừa.

abc

Nguồn cung thịt lợn trong nước đang dư thừa

Số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê cho thấy đàn lợn cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 9/2022 là 24,73 triệu con, tăng 8,8% so với cùng thời điểm năm 2021; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 9 tháng ước đạt 3,2 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn cung tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước lại giảm sút đã gây nên tình trạng mất cân đối cung cầu, dẫn đến giá giảm.

Một số Hiệp hội chăn nuôi địa phương và doanh nghiệp chăn nuôi lớn Việt Nam đã đề xuất các giải pháp xuất khẩu tiểu ngạch để hỗ trợ tiêu thụ cho người chăn nuôi. Đây có lẽ đó là giải pháp “cực chẳng đã”  vì chúng ta thừa hiểu “rủi ro” bằng con đường xuất khẩu tiểu ngạch này như thế nào, nhất là trong dịp gần Tết.

Cho đến nay, những nỗ lực để xuất khẩu chính ngạch thịt heo và sản phẩm thịt của nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn tại Việt Nam vẫn chưa thể thực hiện được vì liên quan đến nhiều điều kiện kỹ thuật và tiêu chí an toàn dịch bệnh. Chưa nói đến việc, Việt Nam rất khó có thể cạnh tranh được với các cường quốc về chăn nuôi như Mỹ và Brazil lâu nay vẫn nắm lợi thế trong việc tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Còn ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang phụ thuộc tới 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu với hai sản phẩm chính là bắp và đậu nành, chiếm từ 65 - 70% cơ cấu giá thành nuôi lợn.

 >> Mời đón đọc Kỳ 3: Giải bài toán phát triển chăn nuôi bền vững

Có thể bạn quan tâm

  • Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi Việt Nam

    Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi Việt Nam

    03:00, 19/11/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thực hiện ngay biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu thịt lợn, bình ổn giá

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thực hiện ngay biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu thịt lợn, bình ổn giá

    19:50, 26/07/2022

  • Khủng hoảng thừa thịt lợn và “gót chân Achiles” của nông nghiệp Việt

    Khủng hoảng thừa thịt lợn và “gót chân Achiles” của nông nghiệp Việt

    05:00, 24/10/2021

  • Nguy cơ chênh lệch cung cầu thịt lợn hiện hữu

    Nguy cơ chênh lệch cung cầu thịt lợn hiện hữu

    11:00, 19/10/2021

  • Hụt nguồn nhập từ Thái Lan, giá thịt lợn có tăng?

    Hụt nguồn nhập từ Thái Lan, giá thịt lợn có tăng?

    03:30, 31/05/2021

PHƯƠNG THẢO