Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi Việt Nam: Kỳ 1 - Cuộc cách mạng của “thịt”

Diendandoanhnghiep.vn Thịt nhân tạo có thể coi là cuộc cách mạng trong ngành thực phẩm và nó sẽ tạo ra sự thay đổi lớn đối với ngành nông nghiệp, chăn nuôi.

Một nhân viên của Eat Just kiểm tra món phi-lê nướng làm từ gà nuôi cấy tế bào. Ảnh Reuters

Một nhân viên của Eat Just kiểm tra món phi-lê nướng làm từ gà nuôi cấy tế bào. Ảnh Reuters

>> Kỳ lạ cây thuốc lá giúp sản xuất thịt nhân tạo ít tốn kém hơn

Reuters vừa dẫn thông cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), UPSIDE Foods - công ty sản xuất thịt gà nuôi cấy từ tế bào động vật (thịt gà nhân tạo) - sẽ có thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường sau khi được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) kiểm tra.

Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ) ước tính thị trường thịt nhân tạo có thể đạt con số 100 tỉ USD trong vòng 15 năm tới, còn Ngân hàng Barclays (Anh) nhận định sản phẩm này có thể chiếm khoảng 10% thị trường thịt toàn cầu trong 10 năm tới.

USDA và FDA cùng nhau đánh giá thịt nuôi cấy tế bào theo thỏa thuận năm 2019 giữa hai cơ quan. USDA sẽ giám sát quá trình chế biến và dán nhãn các sản phẩm thịt nuôi cấy tế bào.

Đây không phải sản phẩm thịt nhân tạo đầu tiên ở Mỹ. Trước đó, Good Meat là công ty đầu tiên tại Mỹ bán thịt nhân tạo với mục đích thương mại. Công ty này cũng đã xây 10 lò phản ứng sinh học lớn nhất thế giới sản xuất thịt nhân tạo, sẽ đi vào hoạt động năm 2024.

Khái niệm phát triển thịt không từ động vật đã trở thành niềm đam mê khoa học viễn tưởng kể từ khi Winston Churchill đưa ra khái niệm này gần một trăm năm trước. Nhưng phát triển sản phẩm thịt nhân tạo thực sự và đưa vào sử dụng, phải kể từ khi tờ Público ra tại Bồ Đào Nha có bài báo "Thịt từ phòng thí nghiệm" nhắc lại năm 2013, một Giáo sư người Hà Lan giới thiệu và ăn miếng thịt bò đầu tiên nuôi cấy từ tế bào bắp bò và phải tốn 250.000 Euro mới nghiên cứu làm ra được miếng thịt nhân tạo này. Đến nay, sau gần 10 năm, thịt nhân tạo (hoặc “nuôi cấy”, “sạch”, “từ tế bào”, “phát triển trong phòng thí nghiệm”…) đang là xu hướng phát triển đầy triển vọng trong thời gian gần đây.

Đặc biệt, tại Mỹ, thịt nhân tạo đang phát triển theo cấp số nhân, doanh số 1,4 tỉ USD/năm. Nó được coi là tương lai của ngành sản xuất thực phẩm ở nước này do loại bỏ được quá trình giết mổ động vật và giúp giảm bớt tác hại môi trường của ngành chăn nuôi.

Hiện đã có ít nhất 60 công ty trên toàn thế giới hiện tạo nên ngành công nghiệp thịt nhân tạo non trẻ và với gần một tỉ USD đầu tư chỉ riêng trong năm 2021.

Thịt gà nuôi trong phòng thí nghiệm được trưng bày vào ngày 22.12.2020 tại Singapore. Ảnh AFP

Thịt gà nuôi trong phòng thí nghiệm được trưng bày vào ngày 22.12.2020 tại Singapore. Ảnh AFP

Theo FAO, khi thế giới chạm đến ngưỡng 9,7 tỉ người vào năm 2050, việc vẫn dùng phương thức chăn nuôi hiện tại để cung cấp đủ thịt cho toàn cầu (dự kiến đạt 470 triệu tấn/năm) sẽ đẩy thế giới vào chỗ gia tăng phá rừng lên gấp đôi và khiến lượng khí thải nhà kính tăng thêm 77%. Vì thế, bài toán tạo ra thịt nhân tạo không chỉ để giải quyết cấp bách nhu cầu thực phẩm toàn cầu mà còn bảo vệ môi trường, tài nguyên. Theo dự báo của AT Kearney, đến năm 2040, khoảng 35% lượng thịt tiêu thụ từ nuôi cấy tế bào và 25% đến từ các sản phẩm gốc thực vật.

Ở Châu Á, năm 2020, Singapore trở thành quốc gia đầu tiên chấp thuận bán thịt nhân tạo đến người tiêu dùng, với món thịt gà chiên cốm do Good Meat cung cấp.

Tại Việt Nam, Vĩnh Hoàn, doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong ngành xuất khẩu cá basa, năm ngoái, cùng một số nhà đầu tư như Woowa Brothers Asia Holdings, CJ CheilJedang… cũng đã tham gia rót vốn vào Shiok Meats (Singapore), công ty đầu tiên ở Đông Nam Á chuyên sản xuất thịt và hải sản dựa trên tế bào.

Việc Vĩnh Hoàn đầu tư vào Shiok Meats và trước đó là Avant Meats (Hồng Kông) được xem là động thái lấn sân vào địa hạt thịt nhân tạo.

Theo lộ trình, sản phẩm của Shiok Meats sẽ ra mắt muộn nhất vào năm 2023. Giám đốc công nghệ của Shiok Meats, TS Ka Yi Ling, cam kết sẽ đưa loại thịt này vào nhóm các thực phẩm toàn cầu vào năm 2050.

Trong khi đó, ở “đầu ra”, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC cũng đã bắt đầu bán gà rán từ thịt nhân tạo do Công ty Beyond Meat cung cấp trên toàn nước Mỹ từ ngày 10/1/2022. Nên nhớ, KFC hiện có hơn 20.000 nhà hàng tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Và tại Việt Nam, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới con số hơn 140, tại hơn 21 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.

Như vậy, con đường để thịt nhân tạo có mặt tại Việt Nam chỉ là ngày một ngày hai.

Dù hiện chưa ai có thể đánh giá sự “xâm chiếm” của thịt nhân tạo vào thị trường Việt Nam đến đâu. Vì vẫn còn rất nhiều thách thức về công nghệ trong sản xuất thịt nhân tạo, đặc biệt ở quy mô lớn. Nhưng cho dù thịt nhân tạo không thể thay thế được thịt thật đi chăng nữa thì nó vẫn sẽ sớm trở thành một dòng sản phẩm mới trên thị trường trong tương lai rất gần.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi Việt Nam: Kỳ 1 - Cuộc cách mạng của “thịt” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714408989 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714408989 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10