Ngành bán lẻ mục tiêu tăng trưởng nhẹ
Tình trạng kinh doanh ảm đạm mặt hàng bán lẻ điện tử do lạm phát khiến người tiêu dùng siết chặt chi tiêu, nhưng các nhà bán lẻ vẫn đặc mục tiêu tăng trưởng
>>Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ
Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, các yếu tố như tăng trưởng thu nhập, ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ, cùng với đó là ngành vận tải, lưu trú phục hồi sẽ thúc đẩy ngành bán lẻ đi lên. Kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc cắt giảm chi phí để cải thiện biên lợi nhuận
Nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam Saigon Co.op vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2023, Theo ông Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc Saigon Co.op nhận định: Saigon Co.op nhận định năm 2023, kinh tế Việt Nam dự báo vẫn duy trì tăng trưởng tốt, tuy nhiên sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn như áp lực lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng cao; chi phí đầu vào tăng tạo sức ép lớn lên hoạt động sản xuất… Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh trong thị trường bán lẻ dự đoán ngày càng gay gắt hơn với sự tham gia và mở rộng hoạt động của các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế.
Tuy vậy, Saigon Co.op đã đề ra định hướng năm 2023 tiếp tục tập trung nguồn lực để chấn chỉnh, củng cố các hoạt động của hệ thống, nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong đó lợi nhuận vẫn là ưu tiên hàng đầu nhằm tạo tích lũy và nền tảng phát triển bền vững cho các năm tiếp theo.
Trong đó, Saigon Co.op sẽ triển khai nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 gồm: Cải tổ sâu và mạnh mẽ chiến lược hàng hoá - chiến lược giá, nâng cao lợi thế cạnh tranh; Số hoá trong hoạt động quản lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả quản trị; Đẩy mạnh, đa dạng hoá thương mại điện tử; Đầu tư cho khách hàng, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ chăm sóc khách hàng; Nâng cao hiệu quả các mô hình bán lẻ; Chuẩn bị kế hoạch dài hạn cho hoạt động logictics. Saigon Co.op phấn đấu mục tiêu doanh số 2023 tăng trưởng 4% so với cùng kỳ.
Cũng nằm trong mảng bán lẻ nhưng các doanh nghiệp bán lẻ điện tử cũng nhìn nhận khó khăn ngay từ đầu năm. Theo ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thế giới số (Digiworld) cho biết, sức mua thị trường giảm cộng với nền tăng trưởng cao năm 2022 có thể khiến kết quả kinh doanh quý I của Digiworld sụt giảm so với cùng kỳ.
>>Lạm phát thách thức doanh nghiệp bán lẻ
Trong đó, Quý I/2023 Digiworld đặt kế hoạch đạt doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 130 tỷ đồng. Với kế hoạch này, doanh thu quý đầu năm 2023 của Digiworld chiếm 16% kế hoạch cả năm, giảm so với mức 20% của quý I năm ngoái; lợi nhuận sau thuế giảm 38% (cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 210 tỷ đồng). Hiện Digiworld đã đi được nửa quãng đường quý I và tình hình đang diễn ra như dự báo.
Trong khi đó, nhu cầu các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đang ở mức thấp, bởi hai lý do chính. Thứ nhất, trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 trước đây, các sản phẩm ICT bán rất chạy và chưa đến chu kỳ thay mới. Thứ hai, kinh tế có dấu hiệu suy giảm, khiến người tiêu dùng giảm chi tiêu. Trong quý I và II/2023, Công ty dự kiến kinh doanh khó khăn. Chúng tôi kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ phục hồi, các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng và thu nhập của người dân được cải thiện, kéo theo sức mua gia tăng, dẫn đến sức bật nửa cuối năm 2023 sẽ tốt hơn, ông Việt nhận định.
Một trong những ông lớn về bán lẻ điện tử là Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) mới đây công bố kế hoạch doanh thu thuần năm nay đạt khoảng 135.000 - 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.200 - 4.700 tỷ đồng, không cao hơn bao nhiêu so với con số thực hiện trong năm 2022 là 134.722 tỷ đồng doanh thu và 4.100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Chưa kể những chỉ tiêu kinh doanh này được đưa ra dựa trên kịch bản dự phóng sản xuất, tiêu dùng tích cực và phục hồi từ quý III hoặc IV năm nay.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, thành viên Hội đồng quản trị MWG nhận định rằng, Tình hình vĩ mô năm 2023 không thuận lợi, sức cầu yếu, xu hướng tiêu dùng tiết kiệm cũng như chi phí doanh nghiệp tăng cao khó có thể cải thiện trong thời gian ngắn, nhất là hai quý đầu năm. Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, miếng bánh của thị trường không nở ra thêm, thì để tăng trưởng, MWG chỉ có thể lấy thị phần từ các đối thủ.
MWG kỳ vọng vào hai chuỗi cửa hàng Thế giới di động và Điện máy xanh sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số, đóng góp 75 - 80% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, Công ty sẽ tập trung kiểm soát chi phí chặt chẽ, kiểm soát tồn kho hiệu quả và giảm chi phí tài chính.
Theo báo cáo tiêu dùng của ngân hàng HSBC phát hành gần đây đưa ra nhận định, áp lực giá tăng cao và tỷ lệ tiết kiệm giảm có thể khiến một bộ phận người tiêu dùng trở nên thận trọng hơn. Thực tiễn tại Việt Nam, thị trường bán lẻ năm qua còn khó khăn hơn khi chi phí vận hành của hệ thống bán lẻ vẫn cao, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận định về triển vọng ngành bán lẻ SSI Research cho hay, các sản phẩm tiêu dùng sẽ tiếp tục ảm đạm đến hết nửa đầu năm 2023 do người tiêu dùng đứng trước áp lực giá điện và các chi phí học đường tăng. Đồng quan điểm, một chuyên gia kinh tế ở TP.HCM dự báo, mặt hàng tiêu dùng gia dụng và sản phẩm thực phẩm sẽ phục hồi từ quý III khi các áp lực tăng giá giảm bớt và từ ngày 1/7/2023 thời điểm tăng lương sẽ kích thích mua sắm phục hồi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang có cơ hội tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn khi các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Chi phí vốn giảm, doanh nghiệp sẽ có điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng nhiều hơn… các doanh nghiệp bán lẻ có cơ hội phát triển trở lại. |
Có thể bạn quan tâm
Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ
04:30, 02/03/2023
“Chắt lọc” cổ phiếu ngành bán lẻ
04:00, 24/02/2023
Ngành bán lẻ hút vốn đầu tư ngoại
12:00, 23/02/2023
Vẫn “nóng” chuyện chiết khấu bán lẻ xăng dầu
02:08, 21/02/2023
Lạm phát thách thức doanh nghiệp bán lẻ
03:10, 09/02/2023
Bán lẻ sẽ hụt hơi nửa đầu năm 2023
15:06, 29/01/2023
Ngôi đầu thị trường bán lẻ đổi chủ
00:06, 01/02/2023