Thị trường vật liệu xây dựng 2023: Sẽ còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp

LÊ CƯỜNG 25/03/2023 00:06

Kinh doanh vẫn chưa khá lên, thậm chí khó khăn không kém so với thời điểm COVID-19 diễn ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất VLXD trên cả nước.

>>Giá vật liệu xây dựng biến động nhanh: Giải pháp chưa theo kịp thực tiễn

Thép là vật liệu đóng vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng. Mặt hàng này đang tiêu thụ kém hơn so với những năm trước, điều này cho thấy các công trình xây dựng trên cả nước cũng đang chững lại. Và nó cũng đồng nghĩa với khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD).

p/Doanh nghiệp gạch ngói

Doanh nghiệp gạch ngói "ngấm đòn" khi giá than tăng cũng như nhu cầu xây dựng sụt giảm đáng kể. Ảnh: Lê Cường

Giá tăng, tiêu thụ kém

Có nhiều nguyên nhân, trong đó là giá thép liên tục tăng trong thời gian qua do giá nhập các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép như than, quặng sắt, thép phế, cuộn cán nóng... tăng.

Theo thông tin được biết, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất 416.000 tấn thép thô, bằng 60% so với cùng kỳ 2022. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) và phôi thép đạt 475.000 tấn, bằng gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 2 tháng đầu năm, sản lượng thép thô của tập đoàn này đạt 809.000 tấn, giảm 42% so với cùng kỳ. Bán hàng thép xây dựng, HRC và phôi thép ghi nhận 877.000 tấn, giảm 34% so với 2 tháng đầu năm 2022.

Nhận định về tình hình kinh doanh, đại diện Hòa Phát thông tin, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép tại thị trường trong và ngoài nước đều giảm so với cùng kỳ. Điều này phản ánh hai trạng thái khác nhau của thị trường xây dựng đầu năm 2022 và 2023. Trong nửa đầu năm 2022, thép xây dựng tiêu thụ cao kỷ lục nhờ nhu cầu thị trường tăng trưởng mạnh, nhưng rồi sau đó đã sụt giảm.

Không chỉ thép, các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói, cát xây dựng cũng đứng trước khó khăn lớn do biến động giá, cũng như nhu cầu xây dựng trên toàn quốc không cao như những năm trước.

Ông Phạm Phú Đức, Phó Giám đốc Công ty CP Gốm mầu Hoàng Hà Quảng Ninh cho biết: “Hiện giá than cục, than cám đã tăng gấp đôi so với thời điểm trước ngày 17/3/2022. Trước đó giá than chỉ có 3,4 triệu đồng/tấn nhưng nay đã tăng lên 6,4 triệu đồng/tấn. Mà giá nhiên liệu để sản xuất thông thường chiếm 40% giá thành sản xuất của một viên gạch. Điều này đã khiến cho giá gạch tăng cao, dẫn đến sức cạnh tranh giảm. Trong khi đó, nhu cầu xây dựng của người dân đang siết chặt lại do ảnh hưởng của thị trường bất động sản nên lượng gạch tồn kho của Công ty đang rất lớn.

Ông Bùi Xuân Khoản, Giám đốc công ty Cát Sông Lô chia sẻ: “Giá cát xây dựng, trong tháng 2 có giá 175.000 đồng/m3, tăng hơn 82% so với cùng kỳ năm 2022; cát vàng có giá 592.000 đồng/m3, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2022. Giá cát tăng mà nhu cầu xây dựng tại Hạ Long cũng không còn rầm rộ như trước dịch COVID-19. Hiện nay doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, vấn đề lao động việc làm và món nợ vay ngân hàng đang là nỗi lo”.

>>Doanh nghiệp “càng làm càng lỗ” do chênh lệch giá vật liệu xây dựng

Kỳ vọng vốn công?

Việc các loại vật liệu xây dựng tăng giá ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp xây dựng. Trong năm 2022 đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhất là các đơn vị làm thuê rơi vào cảnh thua lỗ vì giá VLXD tăng mạnh.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đánh giá, năm 2023 này tiếp tục sẽ là một năm khó khăn đối với ngành xây dựng. Thêm vào đó, thị trường bất động sản trầm lắng, ít dự án mới được khởi công làm nguồn việc làm giảm mạnh. Nhà thầu xây dựng đang gặp rủi ro cả về biến động giá cả lẫn mức độ cạnh tranh việc làm. Chưa kể, với công trình dùng vốn ngân sách, nhà thầu lại thêm rủi ro về các định mức, đơn giá theo quy định không được cơ quan quản lý các địa phương cập nhật đúng, đủ.

Theo Hội vật liệu xây dựng, để vượt qua giai đoạn khó khăn này, bên cạnh chờ đợi vào sự trở lại của thị trường xây dựng, thì các doanh nghiệp tiềm lực khá nên thu gọn bộ máy nhân sự, thu hẹp dây chuyền sản xuất và cơ cấu lại các dòng sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên tập trung tiến hành đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng nguyên liệu có hiệu quả nhất và tiết kiệm tối đa năng lượng...

Một hy vọng khác cho các doanh nghiệp VLXD trong năm 2023. Đó là nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách theo kế hoạch được Quốc hội giao là hơn 711.000 tỷ đồng, tăng 25% so với kế hoạch năm 2022. Ngoài ra, có thêm khoảng 147.000 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tổng cộng, chi tiêu Chính phủ dự kiến sẽ được mở rộng lên tới hơn 850.000 tỷ đồng dưới hình thức đầu tư công vào năm nay. Đây được kỳ vọng sẽ là điểm sáng hỗ trợ cho nhu cầu nguyên VLXD và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam giải bài toán “khát” vật liệu xây dựng thế nào?

    Quảng Nam giải bài toán “khát” vật liệu xây dựng thế nào?

    02:54, 29/11/2022

  • Việt Nam và Philippines ký hợp tác đầu tư trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng

    Việt Nam và Philippines ký hợp tác đầu tư trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng

    13:36, 24/11/2022

  • "Cách mạng xanh" trong sản xuất vật liệu xây dựng

    21:22, 23/11/2022

  • “Giảm nhiệt” giá nguyên vật liệu xây dựng Quảng Nam

    “Giảm nhiệt” giá nguyên vật liệu xây dựng Quảng Nam

    06:55, 14/11/2022

  • Doanh nghiệp “càng làm càng lỗ” do chênh lệch giá vật liệu xây dựng

    Doanh nghiệp “càng làm càng lỗ” do chênh lệch giá vật liệu xây dựng

    07:00, 28/09/2022

LÊ CƯỜNG