Tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế bền vững trở thành xu thế tất yếu của thế giới

ĐÌNH ĐẠI 14/06/2023 15:29

Đó là chia sẻ của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan tại Diễn đàn “Thương mại xanh 2023: Cơ hội - Thách thức - Triển vọng phát triển của doanh nghiệp”.

>>Thị trường EU “khắt khe” với tiêu dùng xanh, sạch

Các đại biểu và doanh nghiệp tham dự diễn đàn - Ảnh chụp màn hình.

Các đại biểu và doanh nghiệp tham dự diễn đàn - Ảnh chụp màn hình.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, hiện nay nhận thức về tiêu dùng xanh đã có một bước tiến dải. Theo ông Hoan, tiêu dùng xanh đã được mở rộng hơn rất nhiều, lễ khái niệm mang tinh hệ thống, hoàn thiện ở tất cả các khâu, từ sản xuất phân phối đến tiêu dùng và quay trở lại sản xuất.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, để có được sản phẩm xanh để phục vụ tiêu dùng, thì cần một hệ sinh thái tạo, từ nguyên liệu xanh, tài chính xanh, năng lượng xanh, đặc biệt là hệ thống chính sách, hành lang pháp lý.

Ông Hoan cũng cho rằng, hiện nay, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế bền vững trở thành xu thế tất yếu của thế giới. Các nhà đầu tư những năm gần đây khi đến với TP.HCM luôn đặt câu hỏi về năng lượng tái tạo, nguyên liệu xanh. Những nhà đầu tư đã đến từ trước cũng muốn trở bộ để "xanh hơn".

Bởi theo ông, nếu không đáp ứng được các tiêu chí xanh thì sản phẩm của họ sản xuất ra không thể xuất khẩu vào các thị trường châu Âu và các nước phát triển khác. Như vậy thì không thể tồn tại, phát triển được và do đó chuyển đổi xanh trở thành vấn đề rất cấp bách.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan phát biểu tại Diễn đàn

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh chụp màn hình.

"Không cần phải tới năm 2050, mà ngay từ bây giờ chúng ta đã đúng trước nguy cơ tụt hậu trong thu hút đầu tư nước ngoài nếu như không chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, Khi đó sản xuất hàng hóa không đưa ra được thị trường thế giới, thì không thể hội nhập, tăng trưởng", Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh.

Phát biểu tham luận tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động trước những rào cản xanh đặt ra bởi các thị trưởng quốc tế. Dù vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và lợi thế cạnh tranh khi sản xuất các sản phẩm xanh.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, quá trình chuyển đổi Xanh trong doanh nghiệp vẫn còn nhiều thách thức (tài chính, công nghệ, thể chế, đặc biệt trong liên kết các bên) đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm của các bên, đặc biệt vai trò của Nhà nước.

Khảo sát hiện trạng áp dụng kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp thuộc 5 nhóm ngành (nhựa, dệt may, thép, chế biến thực phẩm, bia, rượu và nước giải khát) cho thấy 87,8% doanh nghiệp có các giải pháp tối ưu hóa đầu vào, 55,6% có giải pháp tái tạo hệ sinh thái và giảm ô nhiễm môi trường, 70,3% có giải pháp kéo dài vòng đời sản phẩm.

Diễn đàn “Thương mại xanh 2023 – Cơ hội, thách thức, triển vọng phát triển của doanh nghiệp” do bóa Sài Gòn Giải Phóng tổ chức thu hút hơn 300 doanh nghiệp tham dự - Ảnh chụp màn hình.

Diễn đàn “Thương mại xanh 2023 – Cơ hội, thách thức, triển vọng phát triển của doanh nghiệp” do bóa Sài Gòn Giải Phóng tổ chức ngày 14/6 thu hút hơn 300 doanh nghiệp tham dự - Ảnh chụp màn hình.

Hai yếu tố được doanh nghiệp đánh giá là quan trọng nhất, là yếu tố tài chính (vốn, lợi ích, chi phí) và yếu tố nhận thức, niềm tin của khách hàng. Những yếu tố này còn được nhìn nhận cao hơn là yếu tố chính sách, yếu tố kỹ thuật, yếu tố liên quan đến thị trưởng, cơ sở hạ tầng.

“Phát triển các yếu tố cần thiết cho hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn, như các Quỹ đầu tư/tài trợ, mô hinh hợp tác kết nối các bên, sự hỗ trợ quốc tế, công nghệ, nhân lực. Bên cạnh đó cần mô hình thí điểm, vai trò “dẫn dắt" của doanh nghiệp đầu ngành, cùng phối hợp với nhà nước, nhà khoa học, tổ chức quốc tế", PGS.TS Nguyễn Hồng Quân đề xuất.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho rằng, để có thể lựa chọn hướng phát triển xanh vừa phù hợp nội lực của doanh nghiệp Việt Nam, vừa đáp ứng tiêu chuẩn xanh mà các thị trường quốc tế đang áp dụng là vấn đề không dễ. Có thể nói, việc Việt Nam gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do đã tạo độ mở rất lớn cho thị trường trong nước nói riêng và thế giới nói chung. Thực tế này đã giúp các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (Huba) phát biểu tại diễn đàn - Ảnh chụp màn hình.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (Huba) phát biểu tại diễn đàn - Ảnh chụp màn hình.

Ngược lại, hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chấp nhận sân chơi với những rào cản kỹ thuật chung. Ông Hòa cũng giới thiệu về quy trình xét chọn danh hiệu doanh nghiệp xanh, một trong những giải pháp hỗ trợ tiêu biểu về thương hiệu cho các doanh nghiệp tại TP.HCM.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Minh - Giám đốc điều hành Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, công ty đã đề ra lộ trình tiến đến Net Zero vào năm 2050. Trong đó, 4 lĩnh vực trọng tâm là chăn nuôi bền vững, sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững và logistics thân thiện môi trường.

Các thực hành phát triển bền vững góp phần giảm thiểu dấu chân carbon. Đó là đo lường, kiểm kê khí nhà kinh theo ISO 14064; giảm thải và đầu tư vào công nghệ thân thiện môi trường. Đồng thời vận dụng kinh tế tuần hoàn, sử dụng chất thải từ trang trại để làm hệ thống biogas, biến chất thải thành tài nguyên (phân bón, nước, khi đốt...) và trả lại dinh dưỡng hữu cơ tự nhiên cho đất, tạo thành vòng tuần hoàn tái tạo đất.

Bên cạnh đó là thực hành nông nghiệp bền vững, 100% trang trại canh tác theo phương pháp hữu cơ. 70% diện tích các trang trại Vinamilk Green Farm được bao phủ bởi mảng xanh. Gần 87% năng lượng Vinamilk sử dụng cho hoạt động sản xuất là năng lượng xanh. Với năng lượng mặt trời công suất 72,55MWp, lượng CO, giảm thiểu là 72.500 tấn/năm, tương đương gần 7 triệu cây xanh được trồng.

Ông Lê Hoàng Minh cho rằng, chủ động chuyển đổi xanh là giải pháp giúp công ty ngày càng mở rộng thị phần trên toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường EU “khắt khe” với tiêu dùng xanh, sạch

    Thị trường EU “khắt khe” với tiêu dùng xanh, sạch

    06:00, 07/08/2022

  • Quy hoạch điện VIII phù hợp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

    Quy hoạch điện VIII phù hợp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

    19:05, 19/05/2023

  • Hút vốn phát triển kinh tế xanh

    Hút vốn phát triển kinh tế xanh

    04:00, 28/04/2023

  • Doanh nhân nữ Đà Nẵng hướng đến kinh tế xanh

    Doanh nhân nữ Đà Nẵng hướng đến kinh tế xanh

    11:47, 01/04/2023

  • TÁI ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP: Phát triển kinh tế xanh và bền vững

    TÁI ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP: Phát triển kinh tế xanh và bền vững

    15:21, 23/03/2023

ĐÌNH ĐẠI