Điều gì đưa Cisco thành nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2022?
Văn hóa Ý thức là một phong cách sống tại Cisco, giúp xây dựng nên một môi trường mà ở đó nhân viên nhận thức được họ là một phần của tập thể, cảm thấy có trách nhiệm, được trao quyền...
>>Hợp tác Ademax – Cisco: Khởi đầu cho những giải pháp tối ưu
Cisco - công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ đã được xếp hạng Nhất trong bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2022 – hạng mục dành cho Doanh nghiệp quy mô nhỏ (dưới 99 nhân viên) được công bố bởi Great Place to Work – tổ chức cơ quan toàn cầu về văn hóa nơi làm việc, trải nghiệm nhân viên và khả năng lãnh đạo hiệu quả.
Theo tổ chức nghiên cứu và tư vấn Great Place to Work® khu vực ASEAN & ANZ, chỉ có 15 doanh nghiệp được xếp hạng trong danh sách Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm nay. Các doanh nghiệp được lựa chọn bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân tích chặt chẽ và thu thập phản hồi đánh giá trải nghiệm nơi làm việc hàng ngày từ những người lao động được bảo mật danh tính. Những doanh nghiệp này cam kết đảm bảo hạnh phúc của nhân viên song hành cùng sự phát triển của họ.
Trọng tâm hoạt động có chủ đích, Con người là ưu tiên hàng đầu (People First, Purpose-Driven) năm nay là minh chứng cho điều đó. Những nơi làm việc này và đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp trung cùng các chuyên gia nhân sự đã phải trải qua nhiều khó khăn khi nền kinh tế thay đổi do đại dịch Covid-19 nhưng họ vẫn ưu tiên văn hóa doanh nghiệp - một nền văn hóa cởi mở, linh hoạt và đáng tin cậy.
Theo khảo sát của Great Place to Work năm 2022, 98% nhân viên Cisco Việt Nam phản hồi tích cực với nhận định: “Xét về mọi mặt, tôi có thể nói đây là một nơi tuyệt vời để làm việc”, cao hơn mức trung bình 53% của một công ty toàn cầu điển hình có cùng quan điểm. 100% nhân viên Cisco Việt Nam cho biết họ “được cung cấp đủ các nguồn lực và thiết bị để thực hiện công việc” và “cơ sở vật chất tại văn phòng góp phần tạo nên một môi trường làm việc tốt”. Ngoài ra, 98% cho biết họ rất tự hào khi nói với những người khác rằng họ làm việc tại Cisco.
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam cho biết: “Cisco luôn đặt con người làm trọng tâm trong mọi hoạt động, từ việc đầu tư vào các hoạt động có ý nghĩa với cộng đồng trên toàn thế giới cho tới việc thúc đẩy Văn hóa Ý thức vì một thế giới hội nhập cho tất cả mọi người".
“Tại Cisco, chúng tôi đã ủng hộ mô hình Làm việc kết hợp (Hybrid Work) trong nhiều thập kỷ và luôn trao quyền cho nhân viên để họ có thể làm việc theo cách phù hợp nhất với bản thân họ. Ngoài ra, sự gắn kết với nhân viên và thể trạng toàn diện của họ luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Tất cả những điều này có nghĩa là ngay cả trong giai đoạn căng thẳng của đại dịch, nhân viên của chúng tôi vẫn có thể thực hiện công việc, phát huy vai trò một cách hiệu quả và gắn kết với đội nhóm của họ, đồng thời đảm đương nhiều trọng trách khác.”- bà Thuỷ nói.
Văn hóa Ý thức là một phong cách sống tại Cisco, giúp xây dựng nên một môi trường mà ở đó nhân viên nhận thức được họ là một phần của tập thể, cảm thấy có trách nhiệm, được trao quyền và đóng góp tích cực vào một nền văn hóa đa dạng và hòa nhập, nơi mọi người đều cảm thấy an toàn và có thể phát triển.
Các phòng ban trong công ty đều thực hiện các hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa hòa nhập nơi công sở, bao gồm các sáng kiến như “Đánh giá sự nổi bật” nơi nhân viên gặp gỡ với quản lý hàng tuần để trao đổi về cảm nhận đối với công việc, sự ưu tiên và điểm mạnh của họ, những gì họ yêu thích, những gì họ không thích và sự hỗ trợ mà họ cần. Điều này tạo ra một cuộc trò chuyện cởi mở và sự phản ánh trong mỗi nhóm.
Hơn 30.000 nhân viên tham gia vào các Cộng đồng Hòa nhập của Cisco, nhóm các Tổ chức Nhân viên (ERO) và mạng lưới nhân viên giúp mọi người kết nối trong cộng đồng và cùng chia sẻ sở thích trong các nhóm, từ Women of Cisco (Phụ nữ tại Cisco) cho tới Connected Disabilities Awareness Network (Mạng lưới Kết nối nhận thức về người khuyết tật).
Nhân viên được khuyến khích khám phá ý nghĩa và mục đích sống bên ngoài công việc hàng ngày của họ với các chương trình như Time2Give (Thời gian để tặng), nơi họ có thể đầu tư thời gian và nguồn lực của mình vào các hoạt động và chương trình làm việc với các tổ chức phi lợi nhuận, cố vấn, gây quỹ và trao lại cho cộng đồng.
Anupam Trehan - Giám đốc cấp cao về Nhân sự & Cộng đồng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Nhật Bản và Trung Quốc đại lục của Cisco cho biết: "Tại Cisco, chúng tôi luôn hướng đến con người. Chúng tôi luôn tin tưởng vào việc tạo ra môi trường phù hợp để nhân viên được là chính họ, được tỏa sáng và phát triển sự nghiệp, từ việc mang đến các cơ hội bên ngoài công việc hàng ngày và tạo ra sự khác biệt trong cộng đồng cho tới việc tập trung vào những lợi ích của nhân viên, bao gồm thể chất, tình cảm, xã hội và tài chính. Chúng tôi thực sự tin tưởng rằng Văn hóa Ý thức của chúng tôi chính là một điểm khác biệt để làm được điều đó".
Có thể bạn quan tâm