Khơi nguồn văn hoá kinh doanh

Ts THÁI CÔNG 06/02/2022 17:57

Văn hóa kinh doanh Việt Nam cần có chiến lược đặc thù của mình để Văn hóa kinh doanh và tham vọng của doanh nhân thực sự đóng góp năng lượng tích cực vào sự nghiệp phát triển bền vững.

>>> Phát triển đội ngũ doanh nhân và xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam

Chiến lược Văn hoá kinh doanh Việt Nam thành công cần được xây dựng có sáu thành phần cơ bản sau:

Theo thống kê, văn hóa “có thể chiếm 20-30% sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh “ không có văn hóa ”. (Ảnh: Đại diện Tập đoàn Kagaroo tặng gạo cho các gia đình khó khăn vì COVID - Quốc Tuấn)

Theo thống kê, văn hóa “có thể chiếm 20-30% sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh “ không có văn hóa ”. (Ảnh: Đại diện Tập đoàn Kagaroo tặng gạo cho các gia đình khó khăn vì COVID - Quốc Tuấn)

Tầm nhìn: Một nền văn hóa tuyệt vời bắt đầu với một tầm nhìn hoặc tuyên bố sứ mệnh nhằm đặt ra mục đích và hướng dẫn các giá trị của doanh nghiệp.

Đến lượt mình, mục đích đó lại định hướng cho mọi quyết định của nhân viên. Khi chúng được thể hiện một cách chân thực và nổi bật, những tuyên bố về tầm nhìn tốt thậm chí có thể giúp định hướng khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Tuyên bố về tầm nhìn là một yếu tố tưởng như đơn giản nhưng nó thực sự là nền tảng của văn hoá kinh doanh.

Đặc biệt, trong một đất nước đang hướng tới một nhà nước pháp quyền và hoàn thiện cơ chế thị trường thì tầm nhìn của các doanh nghiệp nên chăng cần phải gắn với các vấn đề thượng tôn pháp luật, hiệu quả và đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, ở một đất nước pháp quyền non trẻ như Việt Nam, các nhà chức trách nên chăng không chỉ xây dựng các bộ luật mà cần phải xây dựng các công cụ chính sách hướng tới kết quả nhiều hơn.

Ngoài ra, bên cạnh việc soạn thảo thì cần chú trọng đến công tác thực hiện, giám sát và thực thi luật pháp đảm bảo tối đa hóa tiềm năng cho các nhóm đối tượng kinh doanh nhằm hiện thực hoá các mục tiêu của chính sách và pháp luật.

Giá trị: Giá trị của một doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa.

Trong khi tầm nhìn nêu rõ mục đích của doanh nghiệp, bộ giá trị cung cấp một cẩm nang hướng dẫn về các hành vi và tư duy cần thiết để đạt được tầm nhìn đó.

Một bộ giá trị được trình bày rõ ràng và được truyền đạt một cách cụ thể cho tất cả nhân viên có thể bao gồm cả cách mà công ty cam kết phục vụ khách hàng, đối xử với đối tác và duy trì các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Giá trị là một khái niệm rộng, thể hiện tinh thần và quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn của công ty.

Thực hành: Tất nhiên, bộ giá trị chỉ thực sự đóng vai trò quan trọng khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn cuộc sống của doanh nghiệp.

Nếu một doanh nghiệp tuyên bố rằng “con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi”, thì cũng nên sẵn sàng đầu tư vào con người theo những cách hữu hình. Thực hành là những phương pháp hữu hình, được hướng dẫn bởi biện pháp cụ thể, qua đó một doanh nghiệp thực hiện các giá trị của mình.

Dây chuyền sản xuất, lắp ráp linh kiện cho bếp gas của Công ty TNHH Paloma Việt Nam tại khu công nghiệp, đô thị VSIP Hải Phòng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Dây chuyền sản xuất, lắp ráp linh kiện cho bếp gas của Công ty TNHH Paloma Việt Nam tại khu công nghiệp, đô thị VSIP Hải Phòng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Con người: Không một doanh nghiệp nào có thể xây dựng một nền văn hóa gắn kết mà không có những người chia sẻ các giá trị cốt lõi của nó hoặc sẵn sàng và có khả năng tiếp nhận những giá trị đó.

Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới cũng có một số chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt nhất. Mọi người gắn bó với nền văn hóa mà họ thích và việc mang về những “người mang văn hóa” phù hợp sẽ củng cố nền văn hóa và nâng cao văn hóa tổng thể mà một doanh nghiệp đã có.

Xây dựng tấm gương cá nhân: Các nhà chiến lược văn hóa kinh doanh đều thống nhất cao về việc xây dựng những tấm gương cá nhân trong doanh nghiệp thông qua sức mạnh của sự tường thuật.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có một lịch sử độc đáo - một câu chuyện độc đáo. Và khả năng khai quật lịch sử đó, viết nó thành một câu chuyện kể là yếu tố cốt lõi của việc sáng tạo văn hóa. Các yếu tố của câu chuyện đó có thể là hoành tráng dựng thành phim trường hoặc đơn giản như những câu truyện truyền miệng… Nhưng chúng mạnh mẽ hơn khi được xác định, định hình và được kể lại như một phần của văn hóa liên tục của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch VCCI kỳ vọng Quảng Ninh đi đầu trong xây dựng văn hóa kinh doanh

    14:46, 20/01/2022

  • Hoàn thiện kế hoạch xây dựng văn hóa kinh doanh

    03:00, 10/01/2022

  • ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Phát triển đội ngũ doanh nhân và xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam

    06:16, 01/01/2022

  • Nâng cao văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    04:00, 26/11/2021

  • Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh, nền tảng để doanh nghiệp chuẩn… văn hóa

    20:40, 14/07/2021

  • Lần đầu có Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam

    14:33, 14/07/2021

  • Bộ Tiêu chí văn hóa kinh doanh: Xác định mục tiêu với các giá trị là cốt lõi của doanh nghiệp

    04:30, 04/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khơi nguồn văn hoá kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO