Vì sao Tập đoàn Than và khoáng sản đạt doanh thu kỷ lục?
Tổng kết năm 2022, TKV đạt doanh thu gần 166.000 tỷ đồng và lợi nhuận 8.100 tỷ, mức kỷ lục từ khi thành lập đến nay.
Theo ông Đặng Thanh Hải, Tổng giám đốc TKV, nhờ sản lượng than tiêu thụ tăng hơn 3 triệu tấn, đạt 46,5 triệu tấn so với 2021 và giá than tăng... giúp TKV ghi nhận doanh thu 165.900 tỷ đồng (khoảng 7 tỷ USD), cao nhất từ trước đến nay, ngay cả khi chi phí sản xuất của tập đoàn năm 2022 tăng khoảng 3.000 tỷ đồng.
>>Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV): Chủ động trước biến động!
Được biết, hơn 61% là doanh thu đến từ bán than, với 101.600 tỷ đồng; khoáng sản 24.700 tỷ đồng; sản xuất và bán điện 10.200 tỷ; còn lại là khoản thu từ cơ khí, vật liệu nổ và các lĩnh vực khác khoảng 29.300 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2022 của TKV đạt 8.100 tỷ đồng, tăng gần 5.000 tỷ so với kế hoạch và nộp ngân sách 21.350 tỷ đồng.
Năm 2022, TKV được Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá là một trong hai Tập đoàn kinh tế nhà nước dẫn đầu về tăng trưởng và sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tập đoàn TKV đã hỗ trợ đối tác, khách hàng thể hiện tốt vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, góp phần kiềm chế lạm phát thông qua việc giữ ổn định giá bán than sản xuất trong nước trong khi giá than thế giới đang ở mức rất cao. Nộp ngân sách nhà nước 21.000 tỷ đồng, tăng 3.450 tỷ đồng; lợi nhuận 8.100 tỷ đồng, tăng 2,7 lần, tương đương tăng gần 5.000 tỷ đồng so với kế hoạch.
Năm 2023, ngành than đặt mục tiêu doanh thu gần 169.000 tỷ đồng, tăng 2% so với 2022; lợi nhuận 5.000 tỷ đồng. Trong đó, mục tiêu doanh thu từ sản xuất than 105.640 tỷ, khoáng sản hơn 23.600 tỷ; điện gần 11.500 tỷ, còn lại là cơ khí, vật liệu nổ và lĩnh vực khác. TKV đặt mục tiêu tiêu thụ 46,5 triệu tấn than, trong đó 97% tiêu thụ trong nước (45,12 triệu tấn), xuất khẩu 3% (gần 1,4 triệu tấn). Than nguyên khai sản xuất gần 39,2 triệu tấn; than sạch sản xuất hơn 38,7 triệu tấn và nhập khẩu 9,2 triệu tấn.
Dự báo năm 2023, thị trường năng lượng được sẽ có thêm nhiều biến động. Việc gia tăng sản lượng than để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt là cho sản xuất điện là yêu cầu cấp bách trong điều kiện các dự án hiện tại của Tập đoàn đã đưa vào huy động tối đa. TKV cần thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh than để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế của đất nước.
Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh yêu cầu rà soát nâng cao hiệu quả công tác đầu tư trong các lĩnh vực than, khoáng sản; đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hoá để nâng cao năng suất lao động và thu nhập cán bộ, công nhân viên và người lao động Tập đoàn TKV. Đồng thời cần tăng cường công tác quả trị tài nguyên, quản lý chi phí, giám sát, quản lý kỹ thuật. Áp dụng các giải pháp tăng năng suất, giảm giá thành để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. TKV cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với các dự án khai thác than, khoáng sản.
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện với thợ lò có thu nhập "khủng" nhất Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam
13:30, 03/02/2018
TKV: Không để thiếu than cho điện
17:56, 26/03/2022
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV): Chủ động trước biến động!
17:50, 30/12/2021
Quảng Ninh: Giải pháp nào cho những bãi thải của TKV?
08:32, 24/07/2021
Than lậu chui “lỗ” nào? (Bài 2): TKV và những dấu hỏi về năng lực
11:00, 05/03/2021