Khởi động chương trình “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2023

ĐÌNH ĐẠI 02/08/2023 21:04

Theo đó, Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” và Lễ tôn vinh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam” năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 18/11, tại TP.HCM.

>>>Văn hóa kinh doanh và tấm gương người đứng đầu

Theo đại diện Ban tổ chức, mục đích của Diễn đàn nhằm góp phần hiện thực hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; khẳng định vai trò, tầm quan trọng của văn hoá trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; khai thác tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực văn hóa như là đòn bẩy và trợ lực quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế.

Ban tổ chức Diễn đàn bao gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đơn vị thực hiện là Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) và các đơn vị phối hợp - Ảnh: Đình Đại.

Ban tổ chức Diễn đàn bao gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đơn vị thực hiện là Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) và các đơn vị phối hợp - Ảnh: Đình Đại.

Diễn đàn cũng là dịp để Lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, lắng nghe các kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế; tôn vinh các doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam; lan tỏa sâu rộng Cuộc vận động “Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Nội dung của Diễn đàn gồm 3 hoạt động chính: Hội thảo với chủ đề “Văn hóa Kinh doanh – Dòng chảy Phát triển và Hội nhập”; Tổ chức Lễ tôn vinh và trao chứng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam” năm 2023; Tổ chức Đoàn đại biểu doanh nghiệp tiếp kiến Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP.HCM.

Đại diện Ban tổ chức cho biết, các hoạt động của Diễn đàn sẽ góp phần thúc đẩy việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở trong và ngoài nước, từng bước hình thành những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa kinh doanh Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

“Sau thành công của năm 2021 và 2022, Chương trình xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2023 tiếp tục được tổ chức nhằm tôn vinh và công nhận các doanh nghiệp đã áp dụng, thực thi tốt văn hóa kinh doanh, đáp ứng các chuẩn mực, tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam”, đại diện Ban tổ chức chia sẻ.

>>>Tạo lập văn hoá kinh doanh trực tuyến lành mạnh trên không gian số

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh – Chủ tịch, TGĐ Dale Carnegie Việt Nam, UV BTV Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) cho biết, nền tảng để xây dựng nội dung cho Diễn đàn năm nay xuất phát từ bối cảnh mong muốn hiểu hơn về nền tảng tạo nên giá trị của con người Việt Nam, từ đó, thúc đẩy tạo nền tảng cho văn hóa kinh doanh.

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh – Chủ tịch, TGĐ Dale Carnegie Việt Nam, UV BTV Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) giới thiệu về những nội dung của Diễn đàn - Ảnh: Đình Đại.

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh – Chủ tịch, TGĐ Dale Carnegie Việt Nam, UV BTV Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) giới thiệu về những nội dung của Diễn đàn - Ảnh: Đình Đại.

Bà Khánh Linh cho rằng, văn hóa là giá trị cốt lõi, là cách ứng xử và là cách sống của con người. Tuy nhiên, sự thay đổi của bối cảnh kinh doanh, của xã hội sẽ làm thay đổi giá trị cốt lõi của con người. Từ đó, sẽ thúc đẩy ngược lại, tạo ra những sự thay đổi trong môi trường văn hóa.

“Câu chuyện của ChatGPT, AI đang diễn ra hàng ngày và thay đối với một tốc độ chóng mặt. Đây cũng chính là bối cảnh mà nến kinh doanh của chúng ta hiện tại đang phải đối mặt. Và thời đại công nghệ cũng đã đóng góp vào khái niệm của nền kinh tế số. Bởi hiện nay, nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập rất sâu và sử dụng kinh tế số là trọng tâm”, bà Khánh Linh chia sẻ. 

Bà Khánh Linh cho biết, trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, nền kinh tế số của quốc gia này đã đạt khoảng 1.300 tỷ USD trong năm 2022, nhưng ở Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 10% GDP. Tiềm năng kinh tế số còn rất lớn, nên chắc chắn sẽ thay đổi rất nhiều cái cách mà chúng ta vận hành và sẽ trả lời cho câu hỏi là văn hóa kinh doanh của chúng ta nên như thế nào để có khả năng hội nhập và sử dụng, thích ứng linh hoạt với tất cả sự thay đổi mà công nghệ đang chiếm ưu thế.

“Với tinh thần đó, chúng tôi mong muốn có một Diễn đàn để trả lời được những câu hỏi chính đó là: Trong dòng chảy của giao thương Việt Nam, đâu là những giá trị được và mất? đâu là những điều tự hào chúng ta đã có và giữ được đến ngày hôm nay? Đồng thời, chúng ta cũng sẽ muốn tìm hiểu rõ hơn đâu là những bản sắc tạo nên con người Việt Nam và văn hóa kinh doanh tại Việt Nam. Vì đó sẽ là nơi tạo ra được những chuẩn mực thúc đẩy ngược lại cho các doanh nghiệp đang mong muốn phát triển ra thế giới, nhưng với một bản sắc đại diện rõ nét cho Việt Nam”, bà Khánh Linh chia sẻ thêm.

Quay lại câu chuyện hội nhập và kinh tế số, chuyển đổi số, bà Khánh Linh cho rằng, làm sao để tận dụng được chuyển đổi số, nhằm giúp gia tăng được văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng vẫn giữ được bản sắc. Và đó cũng là những nội dung chính mà Diễn đàn năm nay sẽ truyền tải đến với cộng đồng doanh nghiệp.

5 Tiêu chí bắt buộc trong Bộ Tiêu chí “Văn hóa Kinh doanh Việt Nam” do VNABC ban hành.

1. Không buôn lậu, không trốn thuế

Doanh nghiệp không có thông báo, quyết định xử phạt hoặc bản án của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.

2. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, sản phẩm độc hại

Doanh nghiệp không có thông báo, quyết định xử phạt, bản án của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Không nợ lương và BHXH của người lao động

Doanh nghiệp có xác nhận của Công đoàn và/hoặc cơ quan BHXH cho thấy doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ trả lương và đóng BHXH với người lao động theo quy định (Trừ những trường hợp bất khả kháng).

4. Không lừa đảo, lợi dụng hoặc làm hại các tổ chức, cá nhân khác

Người quản lý, điều hành doanh nghiệp không bị toà án tuyên phạt do lừa đảo, lợi dụng uy tín của tổ chức hoặc cá nhân để chiếm đoạt tài sản hoặc gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

5. Không vi phạm pháp luật

Không có bằng chứng cho thấy doanh nghiệp vi phạm pháp luật Việt Nam và các văn bản pháp luật khác mà doanh nghiệp là đối tượng điều chỉnh. Đối với các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài không vi phạm pháp luật nước sở tại và các cam kết Quốc tế khác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước sở tại.

Thông tin chi tiết về hồ sơ, cách thức tham gia Chương trình xét, công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2023 đăng tải tại đây.

Có thể bạn quan tâm

  • Văn hóa kinh doanh và tấm gương người đứng đầu

    Văn hóa kinh doanh và tấm gương người đứng đầu

    04:00, 03/05/2023

  • Nỗ lực xây dựngp/văn hoá kinh doanh

    Nỗ lực xây dựng văn hoá kinh doanh

    15:18, 28/03/2023

  • Tạo lập văn hoá kinh doanh trực tuyến lành mạnh trên không gian số

    Tạo lập văn hoá kinh doanh trực tuyến lành mạnh trên không gian số

    11:00, 27/02/2023

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 10/02: Nền tảng văn hóa kinh doanh

    ĐIỂM BÁO NGÀY 10/02: Nền tảng văn hóa kinh doanh

    04:30, 10/02/2023

  • Nền tảng văn hóa kinh doanh

    Nền tảng văn hóa kinh doanh

    16:43, 09/02/2023

ĐÌNH ĐẠI