Chiến lược nhà ở xã hội khó về đích

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hữu Trí 13/01/2019 06:00

Chỉ còn 1 năm nữa Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia chính thức chạm mốc 2020.

Một năm được cho là quá ít ỏi để những nhà hoạch định chính sách nhìn lại những việc đã và đang làm được về một chiến lược lớn của đất nước.

p/Biểu đồ báo cáo triển khai chiến lược nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng.

Biểu đồ báo cáo triển khai chiến lược nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng đã dồn khá nhiều tâm sức vào việc xây dựng dự thảo Chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược này đã được Thủ tướng Chính phủ ký và ban hành Quyết định số 2127/2011.

Một chiến lược nhân văn

Điểm nổi bật trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/người, trong đó tại đô thị đạt 26m2/sàn và tại nông thôn đạt 19m2 sàn/người; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 6m2 sàn/người.

Tuy nhiên nhìn lại thị trường nhà ở hiện nay tại Việt Nam cho thấy vẫn chưa bắt kịp với mức thu nhập của người lao động bình thường. Hiện tại, giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập trung bình năm của người lao động, lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với các nước chậm phát triển. Còn theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở xã hội (NOXH) trên toàn quốc giai đoạn 2011 - 2020 là khoảng 440.000 căn hộ, nhưng đến nay mới chỉ thực hiện được khoảng 30% kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhà ở xã hội trước nguy cơ bị thu hồi

    Nhà ở xã hội trước nguy cơ bị thu hồi

    17:28, 14/11/2018

  • Đề xuất chuyển nhà tái định cư sang nhà ở xã hội

    Đề xuất chuyển nhà tái định cư sang nhà ở xã hội

    14:20, 08/11/2018

  • Dùng thị trường điều tiết đầu tư nhà ở xã hội

    Dùng thị trường điều tiết đầu tư nhà ở xã hội

    14:00, 23/02/2018

  • Ưu tiên vốn cho nhà ở xã hội

    Ưu tiên vốn cho nhà ở xã hội

    18:00, 16/01/2018

Các nhà nghiên cứu thị trường mới đây cũng đưa ra con số giật mình, dù áp đảo về tổng nhu cầu thị trường nhưng năm 2018, nguồn cung của phân khúc nhà giá rẻ chỉ chiếm tỷ trọng dưới 20%. Loại căn hộ có diện tích 60m2 và giá bán tầm 700 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 5%. Và khoảng 80% người dân thành thị không thể mua nhà dù có giá bán thấp nhất trên thị trường.

Ðáng lưu ý là chương trình phát triển NOXH đã được nâng lên thành luật, trong đó quy định rõ các cơ chế hỗ trợ, cũng như nguồn lực hỗ trợ hàng năm hoặc theo giai đoạn. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai lại không suôn sẻ.

Mặc dù, doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà giá rẻ, NOXH được nhiều ưu đãi như: miễn tiền sử dụng đất, được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế GTGT, được vay vốn ưu đãi từ gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ… nhưng quy trình thực hiện đối với một dự án NOXH vẫn quá chặt chẽ, từ giai đoạn thiết kế đến công tác thẩm định hồ sơ, xác định giá thành, giá bán và xét duyệt đối tượng mua nhà.

Giải pháp đột phá

Để người thu nhập thấp có thể tiếp cận được nhà ở một trong những đột phá cần thiết lúc này là kéo dài thời gian vay mua nhà lên tới 20 năm để giảm áp lực trả nợ và tăng số tiền khách hàng được vay. Ngoài ra, có thể xem xét, mở rộng đối tượng thu nhập thấp tại các thành phố lớn từ mức dưới 9 triệu đồng hiện nay lên mức dưới 12 triệu đồng/tháng.

Một giải pháp mới thúc đẩy thị trường NOXH là doanh nghiệp ký bảo lãnh với ngân hàng cho người mua nhà đối với dự án doanh nghiệp là chủ đầu tư. Về lâu dài, nhà nước nên giảm dần các gói hỗ trợ thay vào đó pháp luật Việt Nam cần cân nhắc đưa vào ứng dụng một số mô hình đã được áp dụng thành công trên thế giới như Quỹ tiết kiệm nhà ở hay Quỹ tín thác bất động sản.

Để giải quyết vấn đề nhà ở cho đối tượng chính sách và người thu nhập thấp thì Quỹ tiết kiệm nhà ở là mô hình đáng tham khảo. Mô hình này đã được thực hiện thành công tại Thái Lan, Nhật Bản và Singapore, vận hành như một hệ thống tiết kiệm, lại nhắm đến đúng chủ thể có nhu cầu nhà ở, mà người dân lại có thu nhập tăng thêm. Sự can thiệp của Nhà nước vì thế được rút dần, trong khi vấn đề nhà ở vẫn được giải quyết trong quan hệ giữa nhà đầu tư với người dân.

Luật Đất đai 2013 cũng cần được sửa đổi sao cho bảo đảm cho các tổ chức kinh tế có quyền sử dụng đất ở lâu dài để giải quyết nhà ở cho người lao động. Đặc biệt, cần tiếp tục đàm phán ODA với các tổ chức phát triển quốc tế, kêu gọi, động viên nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường này.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hữu Trí