Gỡ “xung đột pháp lý” thị trường bất động sản

Nha Trang 28/05/2020 17:07

Thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm 2020 đối mặt với nhiều khó khăn do tác động kép từ đại dịch Covid-19, trong khi đó nhiều xung đột pháp lý vẫn chưa được gỡ bỏ.

HoREA vừa đề xuất một số kiến nghị sửa đổi tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Luật Đầu tư mới đây.

Hạn chế tình trạng dự án bỏ hoang

HoREA kiến nghị sửa đổi Điều 64 Luật Đất đai về việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư như sau: “Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất. Tài sản hợp pháp của chủ đầu tư gắn liền với quyền sử dụng đất được giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Chủ đầu tư hay nhà đầu tư?

HoREA đề nghị Luật Đầu tư giải thích đầy đủ hơn khái niệm “nhà đầu tư”: Hiện nay, Luật Đầu tư sử dụng khái niệm “nhà đầu tư”, còn các luật chuyên ngành khác như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai lại sử dụng khái niệm “chủ đầu tư”.

Do đây cũng là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của hệ thống pháp luật, Hiệp hội đề nghị sử dụng cụm từ “nhà đầu tư (chủ đầu tư)” trong Luật Đầu tư và hoàn thiện Khoản 18 Điều 3 Dự thảo Luật Đầu tư.

Theo HoREA, hiện nay, các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng, do quy định chỉ có “chủ đầu tư” mới được lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, theo quy định tại khoản 7 Điều 19 Luật Quy hoạch đô thị: “Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư” (Ghi chú: khoản 7 Điều 19 Luật Quy hoạch đô thị cũng “xung đột” với Khoản 4 Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị, vì khoản 4 Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị, quy định: “Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng”, mà có dự án mới được công nhận chủ đầu tư).

Do “xung đột” pháp luật này mà Sở Xây dựng (Sở Quy hoạch kiến trúc) một số địa phương không nhận hồ sơ đề xuất quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của “nhà đầu tư”, mặc dù Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành “Quyết định chủ trương đầu tư” ghi tên “nhà đầu tư”, dẫn đến doanh nghiệp không thể hoàn tất thủ tục hành chính để triển khai dự án.

Do vậy, để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, Hiệp hội đề nghị bổ sung khoản (1.b’’’ mới) Điều 80 Dự thảo Luật Đầu tư, để sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 19 Luật Quy hoạch đô thị, bổ sung thêm chủ thể “nhà đầu tư”, như sau:

“Chủ đầu tư, nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư”, để thống nhất với khoản 4 Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị và phù hợp với các quy định về “nhà đầu tư” trong Luật Đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường bất động sản đã phản ứng như thế nào với COVID-19?

    Thị trường bất động sản đã phản ứng như thế nào với COVID-19?

    06:00, 09/05/2020

  • Kịch bản phục hồi thị trường bất động sản: Bài học từ Trung Quốc

    Kịch bản phục hồi thị trường bất động sản: Bài học từ Trung Quốc

    06:00, 08/05/2020

  • Những kịch bản lạc quan cho thị trường bất động sản

    Những kịch bản lạc quan cho thị trường bất động sản

    07:30, 28/04/2020

  • Thị trường bất động sản ĐBSCL: Cơ hội sàng lọc dự án “thổi giá”

    Thị trường bất động sản ĐBSCL: Cơ hội sàng lọc dự án “thổi giá”

    21:58, 25/04/2020

Nha Trang