Luật Xây dựng sửa đổi "mở cửa" cho doanh nghiệp xây dựng

LÊ SÁNG 23/06/2020 06:00

Luật Xây dựng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua bước đầu nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản.

Luật Xây dựng sửa đổi oanh nghiệp rút ngắn được thời gian triển khai dự án và hiệu quả dự án được tốt hơn

Luật Xây dựng sửa đổi giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian triển khai dự án 

Lãnh đạo CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội cho biết, Luật Xây dựng (sửa đổi) đã rút ngắn được thời gian trong quá trình thực hiện dự án từ triển khai, phê duyệt, cấp phép... Đặc biệt là trong sửa đổi lần này có ghép phần thẩm định thiết kế kỹ thuật và cấp phép thi công lại với nhau.

"Trên quan điểm của doanh nghiệp tư nhân nếu ghép được các bước lại với nhau hoặc cho phép làm song song giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian triển khai dự án và hiệu quả dự án được tốt hơn" - doanh nghiệp này cho biết.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, Luật Xây dựng (sửa đổi) đã mở rộng cửa cho doanh nghiệp, người dân trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến xây dựng, bất động sản khi giảm bớt bước thẩm định thiết kế sau phần thiết kế cơ sở các công trình xây dựng trong dự án nhà ở.

Cụ thể, trước đây, theo quy định của Luật Xây dựng2014, trường hợp dự án nhà ở có công trình cấp 1 (trên 24 tầng), chủ đầu tư phải trình Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) thẩm định cả hai bước thiết kế: Thứ nhất là bước thẩm định thiết kế cơ sở, thứ hai là bước thẩm định thiết kế kỹ thuật sau thiết kế cơ sở rồi sau đó mới được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng (GPXD). Đến nay, theo quy định trong Luật Xây dựng (sửa đổi) thì công tác thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở được tích hợp khi thực hiện thủ tục cấp GPXD.

Một điểm nữa được ông Lê Hoàng Châu hoan nghênh là việc mới đây, Bộ Xây dựng đã cho phép Cục Công tác phía Nam của Bộ này được thực hiện công tác thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công theo phân cấp và theo quy định của pháp luật đối với công trình cấp I là nhà hoặc kết cấu dạng nhà có quy mô đến 30 tầng hoặc chiều cao không quá 100 m.

Động thái này đã được các doanh nghiệp bất động sản rất hoan nghênh, ông Lê Hoàng Châu cho biết: “Rất mừng là giờ đây các chủ đầu tư dự án nhà ở có công trình cấp I trên địa bàn TP HCM, TP Cần Thơ và 17 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ không còn phải ra tận Bộ Xây dựng để thẩm định thiết kế như trước đây".

Đại diện Sở Xây dựng Hải Phòng thừa nhận Luật Xây dựng sửa đổi có bước tiến rất lớn trong ngành xây dựng, tháo gỡ nhiều cho địa phương, thu hút dự án, chuyển giao dự án rất tích cực. "Việc song hành 03 bước khi thẩm định dự án, phê duyệt phòng cháy chữa cháy và môi trường. Hiện nay phải thực hiện tuần tự từng bước rất mất thời gian, các doanh nghiệp, chủ đầu tư ở địa phương rất bức xúc. Việc điều chỉnh là bước tiến, tránh cho các nhà đầu tư phải chuyển hồ sơ nhiều lần".

Theo nội dung được thông qua, Luật Xây dựng (Sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Tuy nhiên, theo ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thì để sớm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng triển khai các dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19, một số quy định của luật sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-8-2020.

Cụ thể, các quy định sẽ có hiệu lực sớm từ 15/8/2020 gồm: Quy định về thẩm quyền thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư; Quy định về miễn GPXD đối với công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật; dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư trước ngày luật này có hiệu lực...

Bên cạnh đó, theo Luật Xây dựng (sửa đổi) lần này, UBND cấp tỉnh được cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt kể từ ngày 15/8/2020. Về điểm này, Kiến trức sư Lê Hồng Hiếu - thành viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định việc tích hợp các quy trình cấp phép sẽ giảm đi thời gian cho các doanh nghiệp và những chí phí cho hoạt động đầu tư xây dựng cũng sẽ được cải thiện. 

Luật Xây dựng sửa đổi cũng đã quy định rõ 10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm: Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp; các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, và một số cơ quan từ trung ương, tới địa phương quyết định đầu tư...

Có thể bạn quan tâm

  • Miễn giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng (sửa đổi): Vi phạm có tăng?

    Miễn giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng (sửa đổi): Vi phạm có tăng?

    05:30, 19/06/2020

  • Sửa Luật Xây dựng: Tránh tình trạng phạt cho tồn tại

    Sửa Luật Xây dựng: Tránh tình trạng phạt cho tồn tại

    00:04, 24/05/2020

  • Đâu là những điểm mới trong Dự thảo Luật Xây dựng?

    Đâu là những điểm mới trong Dự thảo Luật Xây dựng?

    20:18, 23/05/2020

  • Dự án Luật Xây dựng (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội lo lắng tình trạng quy hoạch “chạy” theo dự án

    Dự án Luật Xây dựng (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội lo lắng tình trạng quy hoạch “chạy” theo dự án

    11:00, 27/11/2019

  • Kỳ vọng Luật Xây dựng sửa đổi

    Kỳ vọng Luật Xây dựng sửa đổi

    06:00, 31/10/2019

LÊ SÁNG