Bất động sản vùng ven “nóng” từng ngày

HƯƠNG GIANG 25/07/2020 14:20

Tư duy “đánh bắt xa bờ” của các doanh nghiệp bất động sản đang có sự thay đổi lớn, khá rõ nét. Và cuộc “chinh phục” bất động sản vùng ven đô đã và đang tạo ra những làn sóng lớn.

p/Sự chật chội của vùng lõi thành phố khiến bất động sản vùng ven nóng.

Sự chật chội của vùng lõi thành phố khiến bất động sản vùng ven nóng.

Những “làn sóng” lớn của các doanh nghiệp BĐS TP.HCM, Hà Nội… khi quyết định “bỏ phố” để “đánh bắt xa bờ” không phải là câu chuyện mới mẻ đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, năm 2020, đặc biệt là sau sự cố đại dịch COVID-19, xu hướng này ngày càng thể hiện rõ nét khi những kế hoạch phát triển của các doanh nghiệp BĐS đang hướng vào những thị trường vùng ven như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu. Và thậm chí nó còn chạy xa hơn ra đến các tỉnh Duyên hải Miền Trung như: Bình Định, Phú Yên…

Làn sóng “bỏ phố” ra ven đô

Từng có thị phần rất lớn tại Hà Nội và TP.HCM, như: Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh… cũng đều đã khởi động chiến lược vươn xa về các tỉnh vùng ven và với quy mô của mỗi dự án lên đến hàng chục héc ta, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu, Cam Ranh (Khánh Hòa), Phú Yên.

Đơn cử, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Tập đoàn Novaland, cho thấy: Trong năm 2020, chiến lược của Tập đoàn này vẫn tập trung phát triển các dự án ở vùng ven. Trong đó, tập trung nguồn lực bám sát mục tiêu kinh doanh với nhiều dự án tiềm năng như Aqua City ở Đồng Nai; NovaWorld Mekong tại Đồng Bằng sông Cửu long; NovaWorld Phan Thiet tại Bình Thuận...

Tương tự, Hưng Thịnh Corp cũng đã quyết định đầu tư về các tỉnh vùng ven như: Đồng Nai, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu… và tiếp mở rộng thị phần. Ngoài những thị trường quen thuộc, mới đây, Hưng Thịnh Corp tiếp tục đầu tư một khoản tài chính khá lớn để mua lại quỹ đất có quy mô diện tích lên đến hàng ngàn héc-ta tại TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Đáng chú ý, không chỉ những ông lớn đầu tư trong lĩnh vực BĐS cho loại hình cao cấp quan tâm, mà một số doanh nghiệp BĐS vốn sở trường là dẫn dắt thị trường với loại hình sản phẩm là nhà ở trung bình cũng quyết định “bỏ phố” để “về quê”.

… vì thị trường và những vấn đề tất yếu

Liên quan đến nhưng thay đổi lớn, rõ nét và nguyên nhân làm nóng thị trường BĐS vùng ven, trao đổi với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng: Lý do mà các doanh nghiệp bất động sản hướng ra các tỉnh vùng ven là do “vùng lõi” tại TP.HCM, Hà Nội đã bắt đầu chật chội. Do đó, sự thay đổi chiến lược của các doanh nghiệp là câu chuyện tất yếu và đúng bản chất của thị trường.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đông – Chủ tịch Tập đoàn Rạng Đông cho rằng: Xu hướng các doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược phát triển về thị trường vùng ven đã rầm rộ từ mấy năm trở lại đây, và mạnh dần trong năm 2020, mặc dù thị trường này bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19.

Đặc biệt, lý do khiến các doanh nghiệp quyết định bỏ phố về quê, thâm chí là “lên rừng” bởi: Trong giai đoạn 2018 – 2020, thủ tục pháp lý dự án tại TP.HCM đã xuất hiện hiện tượng tắc nghẽn dẫn đến thời gian đầu tư kéo dài, làm phát sinh chi phí tài chính rất lớn.

"Chưa kể, giá đất tại Thành phố ngày càng đắt đỏ sau những đợt sốt đất liên hoàn càng thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng ra vùng lân cận, thậm chí xa hơn để phát triển quỹ đất có giá cả phải chăng hơn" – ông Đông phân tích.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp bất động sản thích nghi tốt với thời kỳ

    Doanh nghiệp bất động sản thích nghi tốt với thời kỳ "bình thường mới"

    14:15, 15/06/2020

  • Doanh nghiệp bất động sản cần mở rộng hỗ trợ

    Doanh nghiệp bất động sản cần mở rộng hỗ trợ

    00:20, 13/06/2020

  • Doanh nghiệp bất động sản rủ nhau “đi tỉnh”

    Doanh nghiệp bất động sản rủ nhau “đi tỉnh”

    15:30, 11/06/2020

  • Doanh nghiệp bất động sản nghĩ đến pháp lý là sợ

    Doanh nghiệp bất động sản nghĩ đến pháp lý là sợ

    14:10, 08/06/2020

  • Doanh nghiệp bất động sản hết

    Doanh nghiệp bất động sản hết "ngủ đông"

    17:22, 05/05/2020

HƯƠNG GIANG