Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ II): Mạnh dạn xã hội hóa đầu tư
Phát triển đô thị vệ tinh trong ngắn hạn rất khó dù đô thị vệ tinh đã có cơ sở vật chất trước.
LTS: Hà Nội đang tiếng hành lập kế hoạch điều chỉnh quy hoạch thành phố cho những năm tiếp theo. Rõ ràng, lúc này Hà Nội cần xem lại bài học về “dậm chân tại chỗ” của phát triển đô thị vệ tinh 10 năm qua.
Ở Paris cũng là vùng rất giàu của nước Pháp mà phát triển đến 40 năm một mô hình đô thị vệ tinh, và họ liên tục thay đổi. Trước đây các đô thị vệ tinh của Pháp như đô thị Cergy – Pontoise đã thay đổi từ một đô thị “ngủ” thành một đô thị làm việc, thu hút người dân đến đấy sống và làm việc để không chạy vào Paris. Đô thị ngủ này rất phổ biến ở châu Âu nhưng bây giờ người ta cũng thay đổi, đưa việc làm vào để ổn định dân ở đấy.
Chúng ta đã rút kinh nghiệm, không đặt các đô thị ngủ mà là đô thị có các chức năng về hoạt động phát triển kinh tế, chức năng hỗ trợ cho đô thị trung tâm Hà Nội để người dân có thể sống, làm việc, kiếm tiền và yên tâm an cư.
Hiện nay giao thông và dịch vụ cho các đô thị vệ tinh đang còn thiếu, đây là một trong những câu chuyện mà chúng ta cần khắc phục. Rất nhiều người nói về cơ chế chính sách, ở đâu cũng cần cơ chế chính sách nhưng cần khẳng định rằng cơ chế chính sách ở đây chính là đẩy nhanh các tuyến giao thông công cộng, các khu dịch vụ thì cũng phải đẩy nhanh về hướng tư nhân hóa vì chắc chắn chính quyền không thể ôm hết được.
Ví dụ như Hà Nội đã mạnh dạn giao cho Tập đoàn Vingroup cũng như P&T nghiên cứu khả thi các tuyến đường sắt công cộng hướng về phía Tây. Nếu được chấp thuận thì chắc chắn họ sẽ bỏ tiền ra làm. Hay phía Nhật cũng rất quan tâm đến tuyến phía Bắc, là Nhật Tân - Nội Bài, khu công nghệ cao Hòa Lạc. Nếu như họ tham gia vào đầu tư tôi tin rằng bộ mặt đô thị vệ tinh sẽ thay đổi rất lớn.
Đứng trước nhiều khó khăn rằng chậm nhưng chúng ta đừng nóng vội, 10 năm chưa phải chậm nhưng chúng ta phải nhìn lại cách chúng ta làm. Không phải kêu cơ chế chính sách mà phải bắt tay vào làm, mạnh dạn giao cho những mô hình đầu tư tập trung cho doanh nghiệp, khuyến khích họ, có những cơ chế cho các nhà đầu tư như vay lãi suất, trái phiếu, kêu gọi nước ngoài đầu tư.
Có thể bạn quan tâm