Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ III): Vai trò nhà nước đến đâu?
Ở Việt Nam, xu thế hình thành các vùng đô thị lớn đang định hình rõ ràng. Nhưng việc xác định mô hình quản lý phát triển cũng như đầu tư chưa thực sự rõ ràng.
LTS: Hà Nội đang tiếng hành lập kế hoạch điều chỉnh quy hoạch thành phố cho những năm tiếp theo. Rõ ràng, lúc này Hà Nội cần xem lại bài học về “dậm chân tại chỗ” của phát triển đô thị vệ tinh 10 năm qua.
Theo đó, đô thị vệ tinh Hòa Lạc được định hướng quy hoạch xây dựng, phát triển thành một đô thị mới hoàn chỉnh, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, giảm tải một số chức năng cho đô thị trung tâm như: phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nghỉ dưỡng, y tế cấp vùng.
Đô thị vệ tinh Xuân Mai được dự kiến phát triển các trung tâm dịch vụ gắn với cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, phát triển các dịch vụ thương mại đầu mối kết nối Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc. Đô thị vệ tinh Sơn Tây được tổ chức theo hướng có khả năng tự cung cấp việc làm và các dịch vụ đô thị, phát triển tương đối độc lập với đô thị trung tâm.
Đô thị vệ tinh Phú Xuyên được định hướng phát triển công nghiệp, y tế, giáo dục và dịch vụ thương mại. Đô thị vệ tinh Sóc Sơn đáp ứng yêu cầu giãn dân, thu hút di dời các cơ sở đào tạo, phát triển các khu vui chơi du lịch nghỉ dưỡng góp phần giảm tải cho khu vực đô thị trung tâm.
Về giải pháp, hạn chế sử dụng vốn ngân sách, vốn vay. Xã hội hóa kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước và tư nhân. Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Để tăng cường thu hút FDI, các chính sách trong thời gian tới cần tuân thủ các yêu cầu mục tiêu quản lý Nhà nước và cam kết hội nhập về lĩnh vực đầu tư, công nghệ và bảo vệ môi trường; Công khai quy hoạch; Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư chọn lọc có mục tiêu; Cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính phù hợp với các thông lệ quốc tế; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ… Tăng cường huy động vốn chuyển từ các hình thức Đối tác công tư (PPP) như: Xây dựng – chuyển giao (BT); Xây dựng – chuyển giao – Kinh doanh (BTO); Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT)…
UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ban ngành chức năng và địa phương liên quan phối hợp thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư đúng tiến độ. Ban hành các chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, ưu đãi cho các doanh nghiệp về thủ tục, đất đai, tài chính… Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và giữa đô thị vệ tinh với các khu vực dân cư xung quanh.
Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các đô thị vệ tinh, bao gồm hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Đặc biệt chú trọng các tiện ích sống mà đô thị trung tâm không thể mang lại (Không gian yên tĩnh, cảnh quan, môi trường…). Thu hút đầu tư vào sản xuất, du lịch nghỉ dưỡng… nhằm tạo thêm nhiều việc làm. Đặc biệt, cần ban hành các chính sách ưu đãi đối với cư dân ở đô thị vệ tinh như các chính sách về tài chính khi mua nhà, ưu đãi về học phí đối với học sinh…
Có thể bạn quan tâm
Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ II): Mạnh dạn xã hội hóa đầu tư
10:30, 03/06/2021
Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (Kỳ I): Bắt đầu từ quy hoạch
12:30, 02/06/2021
M&A bất động sản mở rộng ra đô thị vệ tinh
17:09, 01/05/2021
Theo "vết dầu loang" của đô thị vệ tinh
01:19, 16/02/2021
Phú Xuyên sẽ là đô thị vệ tinh của Hà Nội
19:17, 24/12/2020