Cần chế tài về dự án không có bảo lãnh ngân hàng

DIỆU HOA 25/07/2021 03:00

Dù đã có quy định cụ thể về cam kết bảo lãnh ngân hàng trong mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, song các chủ đầu tư vẫn ngang nhiên vi phạm vì chưa có chế tài xử phạt.

Mới đây, UBND TPHCM đã có văn bản 2306 yêu cầu các sở, ngành, UBND TP.Thủ Đức, UBND các quận huyện tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường BĐS trên địa bàn.

Có rất nhiều dự án đã được mở bán nhưng rất ít dự án được ngân hàng bảo lãnh

Có rất nhiều dự án đã được mở bán nhưng rất ít dự án được ngân hàng bảo lãnh (Ảnh: Lưu Vân)

Trong đó, UBND TPHCM giao Sở Xây dựng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh BĐS, các dự án bất động sản có vi phạm xây dựng, không thực hiện bảo lãnh trong kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai.

Sở Xây dựng TP HCM cũng cho biết, trên địa bàn vẫn còn tồn tại một số dự án không có bảo lãnh ngân hàng nhưng vẫn bán nhà ở cho khách hàng, điển hình nhất là trường hợp của Kingsway Tower do Công ty Siêu Thành làm chủ đầu tư đang bị khởi tố.

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM, Luật Kinh doanh BĐS 2014 khi ra đời đã có yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng trước khi bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến nay đã ban hành 2 thông tư hướng dẫn hoạt động bảo lãnh dự án hình thành trong tương lai. Cụ thể Thông tư số 07/2015, quy định về bảo lãnh ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/8/2015, sau đó là Thông tư 13/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07 có hiệu lực từ 15/11/2017.

Dự án Kingsway Tower ở quận Bình Tân, TP.HCM

Dự án Kingsway Tower ở quận Bình Tân, TP.HCM

Theo quy định, ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với chủ đầu tư dự án nhà ở hình thành trong tương lai, yêu cầu NHTM phải phát hành cam kết bảo lãnh cho từng bên mua trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Thế nhưng, theo ông Châu, hiện nay luật có cũng như không vì chưa có quy định, chế tài xử phạt các doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện, do đó, các chủ đầu tư vẫn thực hiện mua bán bất động sản hình thành trong tương lai, đẩy rủi ro về phía khách hàng.

“Hiện nay, nhiều chủ đầu tư và đơn vị môi giới khi mở bán dự án cũng thực hiện động tác ký kết với NH để tạo niềm tin cho khách hàng, trong khi bản chất, đó là hợp đồng tài trợ vốn chứ không phải ký hợp đồng bảo lãnh” – ông Châu cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp bất động sản né bảo lãnh ngân hàng: Cần chế tài chặt chẽ

    Doanh nghiệp bất động sản né bảo lãnh ngân hàng: Cần chế tài chặt chẽ

    05:00, 11/02/2021

  • Thủ tướng yêu cầu xử lý phản ánh của Diễn đàn Doanh nghiệp về

    Thủ tướng yêu cầu xử lý phản ánh của Diễn đàn Doanh nghiệp về "cam kết bảo lãnh ngân hàng có cũng như không"

    16:48, 09/02/2021

  • Doanh nghiệp bất động sản né bảo lãnh ngân hàng (KỲ II): Có nên bỏ quy định?

    Doanh nghiệp bất động sản né bảo lãnh ngân hàng (KỲ II): Có nên bỏ quy định?

    13:40, 26/01/2021

  • Doanh nghiệp bất động sản né bảo lãnh ngân hàng

    Doanh nghiệp bất động sản né bảo lãnh ngân hàng

    07:00, 26/01/2021

DIỆU HOA