Hấp lực mới từ chuỗi đô thị ven sông Hồng: Tăng các không gian mở xanh

TS. TRẦN MINH TÙNG - Đại học Xây dựng 23/09/2021 09:30

Quy hoạch đô thị Sông Hồng cung cấp cho thành phố những cơ hội phát triển thông qua việc đa dạng hóa công năng đô thị.

LTS: Được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), vào 14h00' ngày 23/9, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn bất động sản trực tuyến: Hấp lực mới từ chuỗi đô thị ven sông Hồng.

Những xung lực tích cực cho phát triển kinh tế của Hà Nội không chỉ đến từ điều kiện tự nhiên và vị thế Thủ đô (với 1% diện tích đất đai và 8,5% dân số, 82% trường đại học và 80% số phòng nghiên cứu khoa học trọng điểm, 65% đội ngũ trí thức và nhà khoa học, khoảng 30% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và 2/5 khu công nghiệp công nghệ cao của cả nước), mà còn đến từ việc xây dựng và triển khai Quy hoạch và các quy hoạch chất lượng cao tương tự liên quan toàn bộ sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, chung quanh Hồ Tây và các vùng không gian tương tự.

Nói cách khác, xây dựng, thông qua và triển khai Quy hoạch chính là một trong các chìa khóa cho mở cửa khai thông và phối hợp hiệu quả các xung lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế Thủ đô cả hiện tại và tương lai…

Các thành phố trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, luôn gắn liền sự phát triển với một dòng sông, dù lớn hay dù nhỏ và tạo nên một “thương hiệu kép” giữa sông và thành phố, nghĩa là khi nhắc đến thành phố, người ta sẽ nhắc đến con sông gắn liền với thành phố đó, và ngược lại khi nhắc đến con sông, người ta cũng sẽ nhớ đến thành phố đó. Dòng sông trở thành “xương sống” để phát triển các không gian đô thị cũng như chi phối mạnh mẽ hình thái đô thị.

Rõ ràng, đất để xây nhà thì Hà Nội không thiếu nhưng đất để giúp Hà Nội trở thành một thành phố thực sự là “xanh - sạch - đẹp” thì lại đang thiếu. Với những đặc tính của quỹ đất ven sông, nên chăng Thành phố Sông Hồng sẽ là một thành phố của màu xanh bởi nhiều hình thức xanh khác nhau, chẳng hạn như: Các khu ở thấp tầng kiểu nhà vườn mà ở đó hẳn nhiên tỷ lệ vườn nhiều hơn tỷ lệ nhà và việc hạn chế số tầng cao sẽ giúp cho thành phố hiện hữu kết nối với dòng sông dễ dàng hơn.

Các công viên nông nghiệp vừa kết hợp giữa tính chất giải trí, nghỉ ngơi của công viên vừa giúp tăng màu xanh và tăng thu nhập của người dân thông qua việc trồng trọt các loại cây xanh nông nghiệp, tận dụng độ màu mỡ của đất đai, đồng thời cung ứng tại chỗ các nguồn nông sản sạch.

Các không gian mở xanh dành cho các hoạt động ngoài trời, picnic, dã ngoại kết hợp với các công trình công cộng, dịch vụ tiện ích nhằm giúp người dân có thể “đổi gió” cuộc sống của mình ngay trong lòng thành phố; Các khu vực dịch vụ giải trí gắn liền với cây xanh và mặt nước ven sông, tạo nên đặc trưng riêng cho thành phố trong phát triển du lịch cũng như làm nổi bật hơn vai trò của sông Hồng...

Có thể bạn quan tâm

  • Quy hoạch đô thị sông Hồng: Để thành phố ven sông

    Quy hoạch đô thị sông Hồng: Để thành phố ven sông "bừng sáng"

    18:00, 22/09/2021

  • Đô thị sông Hồng - Sức hấp dẫn về một thành phố sáng tạo, xanh và bền vững

    Đô thị sông Hồng - Sức hấp dẫn về một thành phố sáng tạo, xanh và bền vững

    13:30, 22/09/2021

  • 23/9: Diễn đàn Bất động sản trực tuyến: Hấp lực mới từ chuỗi đô thị ven sông Hồng

    23/9: Diễn đàn Bất động sản trực tuyến: Hấp lực mới từ chuỗi đô thị ven sông Hồng

    12:00, 22/09/2021

  • Sức hút khó cưỡng của bất động sản bờ Đông sông Hồng

    Sức hút khó cưỡng của bất động sản bờ Đông sông Hồng

    12:59, 21/08/2021

  • Hà Nội hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

    Hà Nội hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

    03:30, 03/08/2021

TS. TRẦN MINH TÙNG - Đại học Xây dựng