Vì sao Hà Nội khó thu hồi dự án treo?

DIỆU HOA 10/12/2021 16:00

Việc hàng trăm dự án treo trong bối cảnh quỹ đất này càng cạn kiệt, giá nhà ở tăng cao đã tiếp tục làm nóng nghị trường tại kỳ họp thứ ba, HĐND TP Hà Nội mới đây.

>>> Hà Nội khó thu hồi dự án treo

>>> Hà Nội quyết thu hồi dự án treo

ĐIỆP KHÚC “BỎ HOANG” 

Trong phiên chất vấn mới đây, các đại biểu HĐND TP Hà Nội tiếp tục đặt vấn đề về việc những năm qua, HĐND TP đã giám sát, tái giám sát, tổ chức giải trình về các dự án vốn ngoài ngân sách nhà nước chậm triển khai, UBND thành phố cũng đã có kế hoạch khắc phục, nhưng tiến độ thực hiện các kiến nghị giám sát còn chậm.

Dự án Khu nhà vườn sinh thái Đồng Quang được giao đất hơn chục năm vẫn chỉ là cánh đồng lúa.

Trả lời chất vấn trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông lý giải, một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm triển khai là do công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, trong khi năng lực của một số chủ đầu tư không đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Trong khi đó, trên cương vị đơn vị trực tiếp quản lý đất đai, ông Bùi Duy Cường, Giám đốc Sở TNMT cho rằng nguyên nhân khách quan do chính sách về đất đai có thay đổi, một số dự án chờ rà soát quy hoạch chung phân khu và tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng tiến độ.

Cũng theo ông Cường, nguyên nhân chủ quan đến từ nhận thức, ý thức chấp hành về đất đai của một số chủ đầu tư hạn chế; nhiều chủ đầu tư không phối hợp với chính quyền địa phương trong giải phóng mặt bằng và cố tình chây ỳ, để không phải nộp nghĩa vụ tài chính. Bên cạnh đó, sự phối hợp của các sở, ngành trong thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư chưa đồng bộ, hiệu quả…

Trên thực tế, dù được kỳ vọng sẽ làm thay da đổi thịt bộ mặt Thủ đô bằng hàng loạt các dự án “khủng”, thế nhưng, nhiều dự án vẫn để "đất vàng" hoang hóa, chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích.

>>> XEM THÊM: “Căn bệnh” lãng phí: Gánh nặng từ các dự án “treo”, chậm triển khai

Báo cáo trước đó của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội, thành phố đang có 383 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất, có 295 dự án đã được giao đất, cho thuê đất, 88 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất; đáng chú ý, có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai. Những quận, huyện có số dự án trễ tiến độ nhiều nhất phải kể đến là Hoài Đức (51 dự án), Mê Linh (47 dự án), Nam Từ Liêm (48 dự án), Hoàng Mai (25 dự án)…

Trong khi đó, tại Báo cáo số 20/BC-HĐND ngày 28/7/2021, Thường trực HĐND TP cũng kết luận, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của HĐND TP, gần 3 năm thực hiện kiến nghị giám sát của HĐND thành phố và kết luận phiên giải trình của Thường trực HĐND TP, kết quả đạt rất thấp mặc dù UBND TP đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã giải quyết các tồn tại, hạn chế trong xử lý vi phạm dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.

Đáng chú ý, còn tình trạng tồn tại những dự án quy hoạch có tuổi đời từ 10 đến 20 năm vẫn nằm “đắp chiếu”, khiến quỹ đất hoang hóa ngày một gia tăng; đáng nói, ngoài việc đất bị bỏ hoang thì tại một số dự án cũng đang xuất hiện tình trạng chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích, dẫn đến nhiều tranh chấp, chiếm dụng, gia tăng vấn đề mất trật tự, văn minh đô thị.

GÁNH NẶNG CHO ĐÔ THỊ

Trên thực tế, câu chuyện dự án treo không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai mà kéo theo đó là những  hệ lụy đến đời sống xã hội quanh khu vực được quy hoạch, đánh mất cơ hội đầu tư khác.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ TN&MT lên kế hoạch thanh tra việc sử dụng đất tại các

    Bộ TN&MT lên kế hoạch thanh tra việc sử dụng đất tại các "dự án treo"

    06:34, 31/10/2020

  • BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 25/10-01/11: Sẽ thanh tra các dự án treo

    06:00, 01/11/2020

Dự án “treo” không chỉ tồn tại ở các khu vực ngoại thành mà ngay cả những quận nội đô Hà Nội, những vị trí đắc địa vẫn còn nhiều dự án được phê duyệt đến hàng chục năm nhưng triển khai rất chậm. Điển hình như khu đô thị An Dương và dự án Sông Hồng City (quận Tây Hồ); Trung tâm thương mại Đền Lừ, Bệnh viện đa khoa Quang Trung (quận Hoàng Mai); khu văn phòng và nhà ở số 2-4 phố Đội Nhân (quận Ba Đình); "siêu dự án" tổ hợp chung cư Booyoung Vina (quận Hà Đông).

Theo các chuyên gia dự án “treo”, chậm tiến độ sẽ gây ra ba hệ lụy cơ bản. Thứ nhất, hiệu quả và hiệu suất sử dụng đất rất kém, trong quá trình phát triển đất nước, hiệu suất sử dụng các nguồn lực đầu vào nói chung và nguồn lực đất đai nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Dự án “treo”, chậm tiến độ đã đưa hiệu suất sử dụng đất về xấp xỉ “0”, tức là đất đai không đóng góp gì cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, tình trạng dự án “treo”, chậm tiến độ có tác động xã hội khá mạnh, tại nhiều địa phương, nhiều người dân bị thu hồi đất đã thể hiện phản ứng mạnh mẽ. Ở mức cao hơn, nhiều người bị thu hồi đất đã làm đơn khiếu nại đòi lại đất cũ vì việc thu hồi đất không đúng với những gì chính quyền đã nói về dự án đầu tư cần đất của bà con…

Thứ ba, các dự án “treo”, chậm tiến độ trên diện rộng làm “thui chột” môi trường đầu tư của địa phương, nhiều nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư thật không với được tới đất, nhưng những nhà đầu tư khiếm khuyết năng lực lại dễ dàng có đất rồi để hoang khiến môi trường đầu tư kém lành mạnh, thiếu hiệu quả, giảm dần sức hút đầu...

 PHỤ THUỘC VÀO Ý CHÍ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm - Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh, chậm thu hồi dự án bê trễ là hậu quả của sự thiếu kiểm soát và xử lý về việc sử dụng đất, thiếu thể chế quản lý tiến độ các dự án nên dẫn đến thực trạng hiện nay.

Dự án Habico Tower vang bóng một thời giờ chỉ là khối bê tông làm xấu xí bộ mặt đô thị

Trong khi đó, GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc các dự án chậm tiến độ còn vướng mắc ở chỗ khi nhận giao đất, doanh nghiệp đã thực hiện việc đầu tư cơ bản trên khu đất đó đến nay thu hồi tài sản gắn liền với đất gặp nhiều khó khăn.

“Đối với dự án sang tên đổi chủ nhiều lần, cơ quan quản lý cần rà soát triệt để xem sai ở khâu nào, căn cứ theo pháp luật đều có phương án xử lý thích hợp”, GS. Võ nói.

Ở góc độ chuyên gia pháp lý, Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty TAT Law firm cho rằng, dù đã có quy định thu hồi sự án chậm sử dụng đất đai. Song, để thu hồi các dự án bỏ hoang không thể nào dễ, khi hàng loạt các rào cản về chính sách, thủ tục pháp lý, công tác bồi thường cho người dân hay những khiếu kiện không đáng có vẫn còn tồn tại.

Vị luật sư cho biết, việc thu hồi được các dự án bỏ hoang hay không phụ thuộc vào ý chí quyết tâm của chính quyền địa phương. Trước đó đã có 33 dự án đã được thu hồi. Dư luận đặt câu hỏi tại sao các dự án “đắp chiếu” 10-20 vẫn không thể thực hiện được trong khi tài nguyên đất đai đang dần cạn kiệt.

Đồng ý kiến, các chuyên gia cho rằng, dù khung pháp lý có thể chưa hoàn thiện nhưng quy định của pháp luật về việc này đã có, hoàn toàn có thể tiến hành thu hồi đất ở những dự án chậm tiến độ, còn tài sản đầu tư trên đất có thể tính toán sau.

"Với đất đai, đặc biệt những khu “đất vàng” không thể để lãng phí, chậm thu hồi ngày nào là mất mát, lãng phí nguồn thu của nhà nước trên tài sản ngày đó, đồng thời tạo nên các tiêu cực. Các địa phương kiên quyết không để chủ đầu tư lợi dụng kẽ hở như xin điều chỉnh quy hoạch để kéo dài thời gian đắp chiếu dự án" - Một chuyên gia nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội khó thu hồi dự án treo

    Hà Nội khó thu hồi dự án treo

    04:00, 08/09/2021

  • Đồng Nai: Loại các dự án treo ra khỏi quy hoạch

    Đồng Nai: Loại các dự án treo ra khỏi quy hoạch

    04:00, 23/08/2021

  • Doanh nghiệp cũng là nạn nhân của dự án treo

    Doanh nghiệp cũng là nạn nhân của dự án treo

    21:09, 29/06/2021

  • "Chìa khóa" xóa dự án treo

    11:00, 19/06/2021

  • BẤT ĐỘNG SẢN CUỐI TUẦN:

    BẤT ĐỘNG SẢN CUỐI TUẦN: "Dự án treo” vẫn là căn bệnh mãn tính

    05:14, 21/03/2021

DIỆU HOA