Hòa Bình: Giá đất bị thổi lên cao làm khó nhà đầu tư

DIỆU HOA 06/01/2022 03:00

Một số doanh nghiệp bày tỏ, sau các cơn sốt, giá đất Hòa Bình bị đẩy lên cao đang trở thành rào cản trong giải phóng mặt bằng các dự án tại tỉnh này.

>> Hòa Bình tiếp tục đồng hành cùng Novaland xây dựng các cụm dự án quy mô lớn

>> Hoà Bình tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp

Tắc giải phóng mặt bằng

Chia sẻ tại Tọa đàm chuyên đề: Sự trỗi dậy của thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Hòa Bình do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT Lộc Sơn Hà Land cho biết, khi đầu tư vào phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại Hoà Bình doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT Lộc Sơn Hà Land

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT Lộc Sơn Hà Land

"Cụ thể, trước đây người dân Hòa Bình chỉ mua đất rừng để trồng cây nhưng bây giờ doanh nghiệp muốn mua lại những mảnh đất này để triển khai dự án lại rất khó. Giá đất được người dân đẩy lên quá cao. Một nút thắt tiếp theo là có rất nhiều doanh nghiệp “xếp lốt”, có đất ở Hòa Bình, nhưng nhiều năm không triển khai, vì vậy chúng tôi có muốn "nhảy" vào cũng rất khó" - ông Hà cho biết.

Cũng ghi nhận tình trạng trên, TS Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, 1 năm trở lại đây nhiều vùng tại Hòa Bình tăng giá đất tới 3 lần như Lương Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc… đồng thời, giá đất đai các vùng lân cận cũng tăng đáng kể so với trước đó.

Việc giá tăng sẽ thu hút nhà đầu tư nhưng cũng tạo ra rào cản, bởi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện đền bù triển khai dự án. Ông Đính lấy ví dụ có trường hợp người dân đòi đền bù đến 1 tỷ đồng cho 1 mảnh đất, cao hơn rất nhiều lần so với giá trị thật.

Có thể bạn quan tâm

  • Hòa Bình tiếp tục đồng hành cùng Novaland xây dựng các cụm dự án quy mô lớn

    Hòa Bình tiếp tục đồng hành cùng Novaland xây dựng các cụm dự án quy mô lớn

    13:30, 29/12/2021

  • Hoà Bình tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp

    10:56, 08/12/2021

Trong khi đó, Sở Xây dựng Hòa Bình cũng ghi nhận địa phương này đang gặp vướng mắc lớn về đền bù giải phóng mặt bằng.

“Nhiều người dân thắc mắc mức đền bù cao nhất hiện nay là 285.000 đồng/m2 (đất lúa), đất lâm nghiệp khoảng hơn 200.000 đồng/m2 nhưng các nhà đầu tư bán mười mấy triệu/m2. Tuy nhiên, người dân họ không tính đến chi phí nộp cho nhà nước, chi phí đầu tư nên vẫn không chấp nhận đền bù” - ông Đoàn Tiến Lập, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật và Phát triển đô thị, Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình cho biết.

Ông Lập cũng cho hay, vướng mắc nữa là nhà đầu tư làm thật rất ít, năm 2017, địa phương đã kêu gọi nhà đầu tư lớn đầu tư vào Hoà Bình nhưng họ đều lắc đầu, sau tỉnh phải thu hút cả nhà đầu tư nhỏ, dự án 5ha cũng tổ chức đấu thầu, 4.000 - 5.000m2 vị trí đẹp cũng đấu thầu.

Minh bạch pháp lý, cơ chế cho doanh nghiệp

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong nhìn nhận, để thúc đẩy đầu tư tại Hòa Bình, cần có cơ chế pháp lý phải đảm bảo để bảo vệ các bên, cần hình thành các cơ chế khuyến khích và thu hút nhà đầu tư.

Hòa Bình cần các giải pháp đồng bộ để thu hút các dòng đầu tư lớn. (Ảnh: VGP)

Bên cạnh đó, cần đảm bảo công khai minh bạch về chính sách, pháp lý, đồng thời đảm bảo đa dạng hóa về phương thức đầu tư, về khuyến mại, đa dạng hóa tính hợp tác doanh nghiệp.

Ngoài ra, TS Nguyễn Minh Phong cũng nêu quan điểm cần có bài toán quy hoạch ổn định, dài hạn, đảm bảo tính kết nối vùng và phải tôn trọng phát triển các loại hình bất động sản.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Văn Đính cũng nhận định, lãnh đạo địa phương Hòa Bình cần quan tâm nhiều hơn nữa, đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đền bù đất, tạo thuận lợi về các thủ tục hành chính để có thể thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư.

“Nếu tỉnh Hòa Bình cởi mở, chắc chắn những “đại bàng lớn” sẽ kéo về đây để phát triển kinh tế, trong đó có bất động sản và tất yếu giá bất động sản cũng được đẩy lên cao hơn nữa", Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ.

Trên cương vị doanh nghiệp đang đầu tư tại địa phương này, ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT Lộc Sơn Hà Land cũng bày tỏ mong muốn dễ dàng được tiếp cận các thông tin từ tỉnh Hòa Bình để thuận tiện trong việc tham gia vào phát triển dự án tại đây.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải bài toán phát triển bất động sản nghỉ dưỡng bền vững tại Hòa Bình

    Giải bài toán phát triển bất động sản nghỉ dưỡng bền vững tại Hòa Bình

    17:37, 05/01/2022

  • Phục hồi du lịch, chìa khóa để bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

    Phục hồi du lịch, chìa khóa để bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

    21:39, 02/12/2021

  • Bất động sản nghỉ dưỡng “lách qua khe cửa hẹp”

    Bất động sản nghỉ dưỡng “lách qua khe cửa hẹp”

    12:30, 27/09/2021

DIỆU HOA