Thái Bình: Tháo gỡ bài toán hạ tầng cụm công nghiệp

LAN VŨ 10/09/2022 09:37

Sở Công thương Thái Bình đề xuất bàn giao 17 CCN do cấp huyện quản lý cho nhà đầu tư tiếp nhận để đầu tư xây dựng hạ tầng.

>>>Triển vọng tích cực của bất động sản cụm công nghiệp

Lý do được Sở Công thương Thái Bình đưa ra là phần lớn các Cụm công nghiệp (CCN) của tỉnh Thái Bình không được đầu tư hạ tầng bài bản, chủ yếu do các doanh nghiệp tự đầu tư tự phát chưa đáp ứng yêu cầu về quy hoạch và không xử lý được ô nhiễm môi trường.

Nhiều dự án chậm triển khai do vướng mắt về mặt bằng. Một số CCN không thu hút được nhà đầu tư hạ tầng, chưa có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải tập trung…

Cụm công nghiệp Đô Lương -p/niềm tự hào của huyện Đông Hưng

Cụm công nghiệp Đô Lương - niềm tự hào của người dân huyện Đông Hưng

Ông Hoàng Mạnh Tường - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch (Sở Xây dựng Thái Bình) cho rằng, sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, không ít CCN bộc lộ những bất cập: quy hoạch chưa tính kỹ yếu tố giao thông, địa điểm, khả năng thu hút đầu tư hạ tầng và bị điều chỉnh diện tích do chính sách mới quy hoạch về giao thông.

Đây chính là lý do vì sao đến nay vẫn có 11 CCN chưa có nhà đầu tư hạ tầng; một số CCN đã thành lập nhưng chưa có hoặc có ít dự án thứ cấp đầu tư như Minh Tân, Hồng Thái (Kiến Xương), Tiền Phong (Hưng Hà), Đồng Tiến (Quỳnh Phụ), Cửa Lân (Tiền Hải)...

Qua kiểm tra, khảo sát, Sở Công Thương Thái Bình cũng thẳng thắn chỉ ra, hiệu quả sử dụng đất và tỷ lệ lấp đầy dự án đối với đất công nghiệp tại các CCN còn thấp, mới chỉ đạt 33,8%. Một số dự án trong CCN hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp phải chuyển đổi chủ đầu tư hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất và vẫn còn tình trạng để đất trống, lãng phí đất và sử dụng đất không đúng mục đích; thu hút nhà đầu tư hạ tầng CCN chậm...

Theo đó, Sở Công thương Thái Bình đề xuất phương án xử lý chia thành 3 nhóm gồm: nhóm thứ nhất bỏ ra khỏi quy hoạch một số CCN; nhóm thứ hai giao cho nhà đầu tư hạ tầng; nhóm thứ ba giao cho UBND huyện quản lý, đầu tư toàn bộ.

Hiện, Thái bình có 28 CCN do UBND cấp huyện quản lý một phần hoặc toàn bộ. Theo phương án của Sở Công thương sẽ có, 6 CCN giữ nguyên hiện trạng, khi hết thời hạn thuê đất của doanh nghiệp sẽ bỏ ra khỏi CCN hoặc sẽ di dời đến CCN khác vì thay đổi quy hoạch thì giao UBND cấp huyện tiếp tục quản lý, khai thác, vận hành; 17 CCN có thể bàn giao cho nhà đầu tư hạ tầng tiếp nhận để đầu tư xây dựng hạ tầng; các CCN còn lại giao cho UBND cấp huyện đầu tư hạ tầng, quản lý và khai thác toàn bộ hạ tầng.

>>Thái Bình: Tăng cường thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp

>>Hải Dương: Cụm công nghiệp Nhân Quyền khi nào có chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật?

Theo ông Đỗ Văn Vẻ - Giám đốc Công ty TNHH Sợi dệt Hương Sen Comfor, với tư cách nhà đầu tư hạ tầng CCN (Hiện đang hoàn thiện thủ tục triển khai đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Đông Hải với diện tích 45,1ha) và trực tiếp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp đánh giá rất cao chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đây được xem là một trong những giải pháp đột phá để Thái Bình sớm trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng.

"Quá trình đầu tư tại Quỳnh Phụ, doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, hoàn thiện thủ tục đầu tư và trong công tác giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp cam kết khi hoàn thiện thủ tục đầu tư, có mặt bằng sẽ huy động nguồn lực xây dựng hạ tầng, kết nối nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại cụm công nghiệp, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động địa phương" – ông Vẻ chia sẻ.

Cụm công nghiệp An Ninh, một trong những cụm công nghiệp có đầy đủ hạ tầng

Cụm công nghiệp An Ninh, một trong những cụm công nghiệp có đầy đủ hạ tầng

Tại cuộc họp nghe ý kiến, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng cũng thống nhất với phương án mà Sở Công thương đưa ra, 6 cụm công nghiệp không cần bàn giao cho doanh nghiệp và dần loại bỏ khỏi phương án phát triển cụm công nghiệp. 17 cụm công nghiệp có thể bàn giao cho nhà đầu tư hạ tầng tiếp nhận để đầu tư xây dựng hạ tầng và 5 cụm công nghiệp giao cho UBND huyện, thành phố đầu tư, quản lý toàn bộ. Đồng thời, giao Sở Công thương làm rõ các căn cứ pháp lý về quy hoạch, quản lý các cụm công nghiệp để tạo ra môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn; xây dựng lộ trình thực hiện xử lý đối với từng nhóm CCN.

Về cơ chế chính sách, ông Hưng cho biết, theo hướng tỉnh cùng với huyện sử dụng vốn ngân sách và huy động các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung đối với 5 CCN được giao cho UBND cấp huyện quản lý toàn bộ.

Các sở, ngành cần chủ động báo cáo, xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan làm rõ tính pháp lý và giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc bàn giao CCN cho nhà đầu tư hạ tầng quản lý, đầu tư, khai thác; nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp đang hoạt động tại các CCN không còn trong quy hoạch chặt chẽ theo quy định của pháp luật và bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp.

Hiện, trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình có 46 CCN được thành lập với tổng diện tích trên 2.500ha. Trong đó có 28 CCN do UBND cấp huyện quản lý, các CCN này phần lớn được hình thành trên cơ sở các làng nghề, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hiện có. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Phát triển kinh tế tỉnh từ tháo gỡ khó khăn các khu, cụm công nghiệp

    Thái Bình: Phát triển kinh tế tỉnh từ tháo gỡ khó khăn các khu, cụm công nghiệp

    11:13, 01/09/2022

  • Nghệ An: Dự án cụm công nghiệp 40 ha, gần 20 năm vẫn còn “thai nghén”

    Nghệ An: Dự án cụm công nghiệp 40 ha, gần 20 năm vẫn còn “thai nghén”

    03:00, 29/08/2022

  • Triển vọng tích cực của bất động sản cụm công nghiệp

    Triển vọng tích cực của bất động sản cụm công nghiệp

    08:00, 25/08/2022

  • Vĩnh Phúc: Gần 10 năm, Dự án cụm công nghiệp vẫn chưa thành hình

    Vĩnh Phúc: Gần 10 năm, Dự án cụm công nghiệp vẫn chưa thành hình

    02:07, 19/08/2022

LAN VŨ