Thái Bình: Phát triển kinh tế tỉnh từ tháo gỡ khó khăn các khu, cụm công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Để đẩy mạnh đầu tư phải nhanh chóng tháo gỡ, những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

>>>Thái Bình: Doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước gần 4.700 tỷ đồng

Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận cho rằng: Trong thời gian tới, bên cạnh những khó khăn, thách thức tỉnh cũng có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư vào tỉnh, nhất là hệ thống giao thông kết nối ngày càng đồng bộ, hiện đại; môi trường thu hút đầu tư của tỉnh thông thoáng, thuận lợi, hấp dẫn và đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của các nhà đầu tư. Ngoài ra, tỉnh còn đề ra nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư. Đây là những điều kiện quan trọng tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công ty Ohsung Vina ở KCN Liên Hà Thái

Công ty Ohsung Vina ở KCN Liên Hà Thái

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Nguyễn Như Phong, đại diện cho tập đoàn Green I - park cho biết, KCN Liên Hà Thái được tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ, tháo gỡ mọi khó khăn trong quá trình xây dựng nhà máy. Hiện nay tỉnh Thái bình  đang muốn thay đổi cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang CN dịch vụ Kỹ thuật cao, yêu cầu tỉnh phải thu hút được các dự án thương mại và các dự án đầu tư, đặc biệt các nhà Đầu tư nước ngoài.

Được biết, KCN Liên Hà Thái là dự án tiên phong trong quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế. Cho nên tỉnh luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp giải quyết tất cả các khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện xây dựng nhà máy. Dự án mới khởi động  một năm trong hoàn cảnh khủng hoảng dịch bệnh nhưng KCN Liên Hà Thái vẫn thu hút được 471 triệu USD đầu tư. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, di chuyển hàng ngàn ngôi mộ nhưng không bị người dân khiếu kiện, phản đối. Đến giờ dự án tiến triển rất là tốt, người dân rất đồng tình ủng hộ, ông Phong chia sẻ thêm.

>>>Thái Bình tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp như thế nào?

>>>Thái Bình: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Chia sẻ tại buổi làm việc, một số nhà đầu tư cho rằng tỉnh nhanh chóng tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục đầu tư hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp; các thủ tục về đất đai, giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường; những vướng mắc, khó khăn liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các CCN…

Vì vậy để đẩy mạnh thu hút đầu tư Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các huyện, thành phố cần phải quán triệt và thực hiện thật tốt công tác GPMB tại các khu, cụm công nghiệp; nắm chắc quy trình GPMB, phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư hạ tầng tăng cường tuyên truyền, vận động, vận dụng mọi cơ chế chính sách có lợi nhất cho người dân trong GPMB trên tinh thần đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời cương quyết xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân, cố tình chây ì, chống đối, cản trở quá trình GPMB và cam kết về tiến độ trong GPMB tại các khu, cụm công nghiệp.

Bà Trần Thị Thoa - Cán bộ Trung tâm Quỹ đất huyện Thái Thụy cho biết, huyện chỉ đạo tạo mọi điều kiện, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ cho các nhà đầu tự sớm đi vào hoạt động. Mặc dù, việc giải phóng mặt bằng gặp không ít những khó khăn như; Hồ sơ nguồn gốc đất đai lưu trữ tại địa phương không đầy đủ; Một số hộ còn phát sinh tài sản, công trình sau thông báo thu hồi đất, gây khó khăn, mất thời gian cho công tác kê khai, kiểm đếm; Một số hộ dân kiến nghị đơn giá bồi thường về tài sản thấp; Một số quy định về bồi thường cây cối, tài sản trên đất do nhà nước quản lý còn chưa phù hợp với thực tế ...

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư thì cần phải nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp hiện nay.

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư thì cần phải nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp hiện nay.

Nhưng với quyết tâm cao, chúng tôi phấn đấu thực hiện công tác GPMB xong trong tháng 9/2022; Đất 3 doanh nghiệp: Phấn đấu hoàn thành xong trong tháng 10/2022; Đối với đất ở: Thực hiện đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án GPMB phấn đấu hoàn thành trong tháng 12/2022; Đường điện 110kV: Dự kiến thi công xong trước ngày 10/10/2022; Đường điện trung thế và trạm biến áp: Dự kiến thi công xong trước ngày 30/10/2022, Bà Thoa chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại các trình tự, thủ tục về đất đai trên tinh thần tinh giản các thủ tục, tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư; rút ngắn thời gian xác định giá đất; tham mưu cho tỉnh có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, kế hoạch, các thủ tục hướng dẫn về trích lục, trích đo tại các khu, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền của tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại trình tự thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo hướng nhanh chóng và thuận lợi nhất cho nhà đầu tư; rà soát lại một số quy chế phối hợp với các sở ngành, địa phương để khắc phục những bất cập, tồn tại trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Mặt khác, Chủ tịch đề nghị các nhà đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp thì cần khẩn trương triển khai dự án khi đã đủ các điều kiện; cần chú trọng trong xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, nhất là tại các CCN; đẩy mạnh việc xúc tiến và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào các khu, cụm công nghiệp; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong tháo gỡ khó khăn, triển khai các công việc trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, qua đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Lãnh đạo Công ty Green I - park giới thiệu dự án cho nhà đầu tư Hàn Quốc

Lãnh đạo Công ty Green I - park giới thiệu dự án cho nhà đầu tư Hàn Quốc

Hiện tỉnh Thái Bình có 8 khu công nghiệp (KCN) đã và đang được đầu tư xây dựng với tổng diện tích quy hoạch 1.930ha. Tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt trên 53%. Có 3 KCN hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ lấp đầy 100% gồm: KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Phúc Khánh và KCN Gia Lễ; còn 5 KCN đang tiếp tục xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm các KCN: Sông Trà, Cầu Nghìn, Tiền Hải, Thaco-Thái Bình và Liên Hà Thái.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thái Bình còn có 46 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích hơn 2.500ha; trong đó, có 44 CCN đã quy hoạch tỷ lệ phân khu 1/2000 và quy hoạch chi tiết với tổng diện tích gần 1.800ha. Trong số này đã có 35 CCN đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp đạt trên 41%. Hiện toàn tỉnh có 22 CCN có nhà đầu tư hạ tầng được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN.

Trong đó, huyện Vũ Thư có 6 CCN, Kiến Xương 2 CCN, các huyện Đông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ và Hưng Hà mỗi huyện có 3 CCN. Về thu hút đầu tư, đến nay đã có 724 dự án đăng ký đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 142.000 tỷ đồng. Trong đó có 417 dự án đăng ký đầu tư vào các CCN, 304 dự án đăng ký đầu tư vào các KCN và khu kinh tế Thái Bình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Phát triển kinh tế tỉnh từ tháo gỡ khó khăn các khu, cụm công nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711644905 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711644905 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10