Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng bộc lộ bất cập, lạc hậu, thiếu chính xác

DIỆU HOA 03/11/2022 16:00

Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá trong xây dựng của nước ta hiện vẫn chưa đầy đủ, dẫn đến phải sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài.

>>QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà ở: Chưa phù hợp thực tiễn

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4

Báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, quan điểm, phương thức, cách thức xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá trong xây dựng của nước ta trước đây về cơ bản là dựa trên quan điểm, cách tính toán của Liên xô và Đông Âu với đặc điểm lớn nhất là áp dụng trong thể chế kinh tế kế hoạch, bao cấp và cho các công trình sử dụng vốn nhà nước.

Vì vậy, trong điều kiện nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường định hướng XHCN với nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư xây dựng, thì hệ thống này đã bộc lộ một số bất cập, lạc hậu, thiếu chính xác. Điều đó dẫn đến không cập nhật được công nghệ, kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại. Việc áp dụng một tiêu chuẩn, quy chuẩn sẵn có của các nước tiên tiến vào nước ta mất nhiều thời gian và thủ tục, ảnh hưởng tới hội nhập kinh tế quốc tế.

Ông Nghị cũng cho biết tổng mức đầu tư, dự toán có thể không chính xác theo hướng làm tăng chi phí đầu tư so với yêu cầu thực tế, dẫn tới sai lệch trong đánh giá hiệu quả đầu tư. Đây còn là một trong các kẽ hở cho các hành vi tiêu cực, tham nhũng.

Sớm nhận diện và để giải quyết căn cơ các bất cập này, Bộ Xây dựng đã chủ động trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 02 Đề án: Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng – Quyết định 198/QĐ-TTg ngày 09/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng – Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Về đề án Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng, Bộ Xây dựng đã hoàn thành công tác rà soát 16.005/16.005 định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố, loại bỏ khoảng 2.000 định mức quá lạc hậu, sửa đổi 6.500 định mức, bổ sung 1.500 định mức mới; điều chỉnh giảm hao phí định mức nhân công khoảng từ 5%-25% và hao phí định mức máy thi công khoảng từ 5%-20%.

Giai đoạn 2, Bộ Xây dựng đã thực hiện rà soát, ban hành định mức xây dựng sử dụng chung 02 lần năm 2019 và 2021 theo các quy định của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng với tổng số khoảng 15.700 định mức  được ban hành tại Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019, Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng.

>>4 vấn đề nóng ngành xây dựng

Còn thiếu nhiều định mức ban hành cho một số công tác xây dựng sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới và một số công tác có tính chất chuyên ngành và đặc thù  

Tính đến thời điểm cuối năm 2021, có 04 Bộ đã thực hiện rà soát, gửi Bộ Xây dựng góp ý đối với khoảng 18.000 định mức dự toán cho các công tác xây dựng chuyên ngành. Trong đó, đã ban hành khoảng 11.500 định mức, loại bỏ gần 1.400 định mức lạc hậu, sửa đổi hơn 8.200 định mức cho phù hợp công nghệ, giữ nguyên 3.800 định mức và bổ sung khoảng gần 6.000 định mức.

Về hệ thống định mức đặc thù, hiện 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã báo cáo về Bộ Xây dựng, trong đó khoảng 25/63 địa phương có ban hành định mức xây dựng đặc thù và đã gửi xin ý kiến Bộ Xây dựng đối với khoảng 1.000 định mức.

Về hệ thống định mức và giá dịch vụ công ích, đa số các địa phương hiện đang áp dụng các định mức trong lĩnh vực dịch vụ công ích do Bộ Xây dựng ban hành để lập đơn giá dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh.

Về hệ thống giá xây dựng, phần lớn các địa phương đã ban hành bộ đơn giá xây dựng công trình theo định mức dự toán được Bộ Xây dựng ban hành (trong đó 63/63 địa phương đã thực hiện công bố giá vật liệu, giá nhân công trên địa bàn tỉnh; 58/63 địa phương đã ban hành giá ca máy).

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một thiếu nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công nghệ mới, dẫn đến phải sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài. Còn thiếu nhiều định mức ban hành cho một số công tác xây dựng sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới và một số công tác có tính chất chuyên ngành và đặc thù.

Một số định mức đã ban hành có hao phí chưa sát với thực tế thi công xây dựng công trình.

Hệ thống suất vốn đầu tư, giá tổng hợp bộ phận kết cấu công trình mặc dù đã tăng trong các năm qua nhưng vẫn còn thiếu, nhất là đối với giá tổng hợp bộ phận kết cấu công trình.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức tổng kết thực hiện 02 Đề án: Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xác định các nhiệm vụ cụ thể khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện tại đối với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, giá xây dựng.

Có thể bạn quan tâm

  • QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà ở: Bất cập tầng lánh nạn

    QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà ở: Bất cập tầng lánh nạn

    11:00, 27/10/2020

  • QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà ở: Chưa phù hợp thực tiễn

    QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà ở: Chưa phù hợp thực tiễn

    07:30, 07/10/2020

  • QCVN20

    QCVN20 "gây khó" cho doanh nghiệp thép không gỉ?

    04:23, 10/07/2020

  • Áp dụng QCVN20, doanh nghiệp thép không gỉ có nguy cơ bị “khai tử

    Áp dụng QCVN20, doanh nghiệp thép không gỉ có nguy cơ bị “khai tử"?

    07:00, 03/07/2020

DIỆU HOA