Chỉ 43% doanh nghiệp bất động sản tồn tại trong năm 2023
Theo báo cáo mới nhất của VARS, các doanh nghiệp đầu tư BĐS hầu như đều rơi vào trạng thái khó khăn trong suốt thời gian dài. Trong đó chỉ có khoảng 43% doanh nghiệp trụ được đến hết Q3/2023.
>>Tiến độ các dự án bất động sản được gỡ khó như thế nào?
Dựa trên báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm có khoảng 554 doanh nghiệp bất động sản rút khỏi thị trường, con số này tăng 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó chỉ có 1.744 doanh nghiệp, giảm 61,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhiều chuyên gia lo ngại rằng, khi lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới giảm khi số doanh nghiệp giải thể tăng cao sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực liên quan cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Trong Q1 vừa qua, mức doanh thu của các doanh nghiệp giảm đến 6,46% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế giảm 38,6%. Trong đó, số lượng hàng tồn kho chủ yếu thuộc các dự án đang thi công dở nhưng phải tạm dừng bởi không đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai.
Theo ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trong giai đoạn đầu năm đến nay, các doanh nghiệp bất động sản đã đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã phải thay đổi phương án kinh doanh cũng như quản lý như tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu nhỏ quy mô đầu tư sản xuất, tối giản lực lượng lao động...
Dữ liệu của 20 doanh nghiệp bất động sản có tổng tài sản lớn nhất tính từ ngày 31/12/2022 cho thấy, khoảng 6 doanh nghiệp đã cắt giảm nguồn nhân lực đáng kể. Khoảng hơn 95% doanh nghiệp bất động sản trên cả nước đã thu nhỏ quy mô lao động, cụ thể trong Q1 năm nay, VH cũng đã cắt giảm hơn 1.500 nhân sự.
>>Cần có giá trần với nhà ở xã hội
Nhận định về bối cảnh thị trường hiện nay, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết, hiện nay vấn đề không chỉ nằm ở giải pháp phục hồi thị trường, mà còn ngăn chặn những rủi ro từ thị trường tài chính. Từ đó, cần triển khai sớm những quyết định đã được ban hành.
Ngoài ra, vấn đề về pháp lý cũng như nguồn vốn hiện đã khiến hàng loạt dự án phải dừng triển khai. Nếu tháo gỡ được những vướng mắc này để các dự án được tiếp tục hoàn thiện thì dòng tiền sẽ trở lại. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng và mang lại giá trị cao của thị trường.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, lĩnh vực bất động sản đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trên cả nước. Do vậy, nếu số doanh nghiệp rút khỏi thị trường ngày càng tăng sẽ là tổn thất lớn trong nền kinh tế. Theo đó, cần đưa ra những giải pháp kịp thời để gỡ khó thị trường, cùng với đó cần đưa ra những giải pháp dài hạn để giải quyết triệt để các vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm
Triển vọng phát triển bất động sản công nghiệp ĐBSCL
11:48, 06/06/2023
Tiến độ các dự án bất động sản được gỡ khó như thế nào?
00:30, 06/06/2023
Meey Map tìm cách giải bài toán minh bạch cho thị trường bất động sản như thế nào?
14:42, 05/06/2023
Giá bất động sản khó giảm sâu
03:00, 05/06/2023
Thị trường bất động sản được gỡ khó nhờ giảm lãi suất cho vay
01:00, 05/06/2023