Thiếu minh bạch thông tin khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
TS. Nguyễn Thị Hiền- Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết như vậy tại Diễn đàn “Giải pháp thúc đẩy các nguồn vốn cho DNNVV” do Báo DĐDN tổ chức.
Diễn đàn “Giải pháp thúc đẩy các nguồn vốn cho DNNVV” do Báo DĐDN tổ chức, VCCI chỉ đạo.
Có thể bạn quan tâm
Tháo gỡ "nút thắt" tiếp cận vốn đối với SMEs
15:54, 07/08/2018
Để sự phát triển của DNNVV trở thành “ngọn núi cao”
14:51, 07/08/2018
Bảo đảm chính sách hỗ trợ DNNVV được triển khai đồng bộ
15:23, 07/08/2018
TS. Nguyễn Thị Hiền cho biết, mặc dù tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên DNNVV vẫn gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn.
“Vẫn còn những DNNVV đỏ mắt đốt đuốc đi tìm vốn. Tính đến cuối tháng 05/2018, tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 1.402.813 tỷ đồng, tăng 3,08% so với cuối năm 2017”, bà Hiền thông tin.
Theo TS Nguyễn Thị Hiền, trách nhiệm thuộc về cả ba nhà trong vấn đề này, là nhà nước, nhà băng và nhà doanh nghiệp. Đặc biệt, bà Hiền nhấn mạnh tới hai vấn đề tồn tại của doanh nghiệp khiến việc tiếp cận nguồn vốn gặp khó khăn.
Cụ thể, thứ nhất là tính hiêụ quả trong hoạt động của DNVVN chưa cao, xét về quy mô tỷ lệ thua lỗ của DNVVN và siêu nhỏ lớn hơn doanh nghiệp lớn.
Thứ hai, mức độ quản trị thông tin hạn chế, không xây dựng được hệ thống báo cáo, việc thiếu minh bạch thông tin khiến các ngân hàng đánh gía mức độ thấp hơn, thời gian xét duyệt vay vốn dài hơn.
Về phía các ngân hàng, Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng thẳng thắn chỉ ra thực trạng các sản phẩm tín dụng chưa tương xứng.
Cùng với đó, nhiều tổ chức còn có áp dụng quy trình cấp tín dụng và chấm điểm tín dụng như nhau. Do đó, kiến nghị cần thay đổi quan điểm của các tổ chức tín dụng về mức độ rủi ro của DNNVV.
Đặc biệt, với cơ cấu đa dạng hiện nay, các tổ chức tín dụng Việt Nam có thể cung cấp tín dụng cho các đối tượng mục tiêu lớn hơn, không bó hẹp như hiện tại. Nhờ đó, tỷ lệ DNNVV được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng sẽ lớn hơn.
Bởi vậy, TS Nguyễn Thị Hiền khẳng định, để cải thiện việc tiếp cận nguồn vốn của DNNVV, nâng con số 22% tỷ trọng dư nợ cho vay của khu vực này, đòi hỏi cả hai chủ thể cần nỗ lực nhiều hơn.
Cụ thể, với doanh nghiệp, cần xoá bỏ suy nghĩ trông chờ vào các cơ quan chức năng. “Doanh nghiệp cần minh bạch hoá thông tin và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực quản trị, có kế hoạch kinh doanh tốt để việc tiếp cận nguồn vốn được dễ dàng hơn”, bà Hiền cho biết.
Về phía các ngân hàng, cần nỗ lực trong phát triển sản phẩm phù hợp, cải thiện phương thức chấm điểm tín dụng, có các gói tín dụng phù hợp cho từng nhóm đối tượng.