Chưa có dấu hiệu khủng hoảng tài chính
Theo SSI, lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn càng ngắn càng giảm mạnh, trong khi lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm vẫn ở mức 5,13%. Do đó, chưa có dấu hiệu khủng hoảng tài chính.
Khối lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP) trúng thầu trong tháng 11 là 10.220 tỷ đồng, gần gấp đôi so với tháng 10. Tổng giá trị TPCP phát hành từ đầu năm đạt 137 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 78% kế hoạch 2018 và tương đương 87% so với cùng kỳ. Trong tháng 11 chỉ có kỳ hạn 10 và 15 năm được phát hành với khối lượng lần lượt là 6.210 tỷ đồng và 4.010 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu tiếp tục tăng. Mức lãi suất hiện tại của kỳ hạn 10 năm và 15 năm là 5,1% và 5,3%. Như vậy, trong 6 tháng gần đây, kỳ hạn 10 năm là kỳ hạn phát hành thành công nhất với tỷ lệ trúng thầu là 77,5% và lãi suất trúng thầu liên tục tăng từ mức 4,26% vào phiên đấu thầu cuối tháng 5 lên mức 5,1%.
Có thể bạn quan tâm
Tái diễn nguy cơ khủng hoảng tài chính
11:05, 24/06/2018
Nguy cơ khủng hoảng tài chính châu Á
20:00, 09/05/2018
Thế giới học được gì 10 năm sau khủng hoảng tài chính
07:35, 22/03/2018
Trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế được phát hành thế nào?
21:17, 05/07/2018
Lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ khó giảm thêm
05:45, 04/04/2018
Thị trường trái phiếu Chính phủ "nằm chờ" lãi suất cao?
10:12, 08/03/2018
Lãi suất đấu thầu trái phiếu Chính phủ liên tục giảm
06:10, 24/01/2018
Trong khi đó, cầu đối với kỳ hạn 5 năm rất cao khi tỷ lệ đăng ký/khối lượng chào thầu liên tục tăng trong tháng và ở mức 5,6 lần vào phiên đấu giá cuối tháng nhưng lãi suất kỳ vọng tăng mạnh, mức thấp nhất là 4,6%- tăng 40 điểm phần trăm so với lãi suất trúng thầu phiên 31/10/2018 nên không có trái phiếu 5 năm nào được phát hành.
Lãi suất trái phiếu thứ cấp dao động trong biên độ hẹp và giảm tương đối mạnh vào tuần cuối tháng 11 vừa qua. Diễn biến này tương đồng với diễn biến của lợi tức TPCP Mỹ trong tháng vừa qua. So với cuối tháng trước, ngoại trừ kỳ hạn 10 năm giữ nguyên ở mức 5,13% do ảnh hưởng từ mức lãi suất liên tục tăng trên sơ cấp, thì lợi tức tất cả các kỳ hạn khác đã giảm xuống từ 2-20 điểm phần trăm tùy từng kỳ hạn, trong đó kỳ hạn càng ngắn giảm càng mạnh. Do đó, đường cong lợi tức đã trở lên dốc hơn so với tháng trước.
Nhìn lại quá khứ, trong giai đoạn từ 2008 đến đầu 2012, đường cong lợi tức TPCP của Việt Nam gần như nằm ngang và có nhiều lúc đã đảo ngược, tức là lãi suất kỳ hạn ngắn cao hơn các kỳ hạn dài. Nguyên nhân do những bất ổn nội tại cộng hưởng với cú sốc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã gây ra 5 năm tăng trưởng rất thấp của nền kinh tế Việt Nam, kèm theo đó là lạm phát, nợ xấu tăng.
Tuy nhiên, theo SSI, bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam giai đoạn hiện nay đã rất khác so với giai đoạn 2008-2012 nên sự biến động của đường cong lợi tức TPCP dù rất đáng lưu ý, nhưng không thể khẳng định đó là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng đang tới gần.