“Tiếp sức” cho nền kinh tế

TS. HUỲNH TRUNG MINH 15/07/2020 11:02

Trong những tháng cuối năm nay, vốn tín dụng sẽ được khơi thông mạnh mẽ hơn để “tiếp sức” cho nền kinh tế.

Nếu quan sát nền kinh tế trong giai đoạn từ tháng 5 đến nửa đầu tháng 7/2020, sẽ thấy sự chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, sản phẩm hay trọng tâm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp một cách linh hoạt.

Ngành hàng không đang có tín hiệu phục hồi trở lại.

Ngành hàng không đang có tín hiệu phục hồi trở lại.

Chẳng hạn, đối với lĩnh vực hàng không, trong những ngày gần đây, nhu cầu đi lại dịp hè tăng cao đã khiến các hãng hàng không phải ra khuyến nghị người dân chấp hành đúng quy định có mặt ở sân bay trước 2 giờ nhằm kịp làm thủ tục do khả năng quá tải lượng khách bay như thời điểm trước dịch bệnh.

Ở các điểm, tour du lịch nội địa trong nước, nhiều địa phương cũng đã ắp đầy du khách nội. Vũng Tàu, Nha Trang, Huế, Đà Lạt… đã và đang vào mùa cao điểm du lịch; hàng quán không có chỗ ngồi, xe kẹt hàng dài.

Nhìn rộng với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhóm này có lẽ đang thực sự bước vào “điểm rơi” khó khăn chịu tác động của COVID-19 do các nước nhập khẩu chính của Việt Nam vẫn đang phải đối phó với đại dịch. Trong khi một số doanh nghiệp nỗ lực chuyển đổi cơ cấu hàng hóa để cầm cự, thì nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công lớn đã phải sa thải một lượng lớn lao động. Tuy vậy, niềm tin về sự hồi phục kinh tế nói chung và khả năng kiểm soát dịch rất tốt của Việt Nam, cũng như sự linh hoạt của các doanh nghiệp đã, đang giúp chúng ta lạc quan, tin vào sự bứt lên của doanh nghiệp hậu dịch.

Trở lại với vai trò của ngành ngân hàng, để tiếp sức cho sự phục hồi của nền kinh tế hậu dịch, tín dụng sẽ được khơi thông mạnh hơn. Song sẽ không có chuyện các ngân hàng ồ ạt mở cửa cho vay bằng mọi giá. Việc ngân hàng sử dụng nguồn lực đang có của mình để tích cực cho vay đúng trọng tâm, theo khẩu vị và lịch sử mối quan hệ trước nay của doanh nghiệp- ngân hàng sẽ mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp và cả khách hàng cá nhân trong thời kỳ bình thường mới.

Lưu ý rằng vẫn có quan điểm cho rằng ngành ngân hàng cần hạ chuẩn vay. Nhưng ở phía khác, có lẽ đây cũng chính là thời điểm doanh nghiệp cần mạnh mẽ cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và tham gia sắp xếp lại cấu trúc của nền kinh tế theo hướng trọng nội địa để khả năng sử dụng vốn ngân hàng tốt hơn. Đây cũng là lớp đệm phòng giảm được các cú sốc bên ngoài nếu rủi ro dịch bệnh còn kéo dài, đảm bảo việc phục hồi, tăng trưởng bền vững hơn các thị trường truyền thống khi dịch bệnh đi qua.

Có thể bạn quan tâm

  • Triển vọng kinh tế Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á

    Triển vọng kinh tế Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á

    05:30, 09/07/2020

  • ADB: Kinh tế Việt Nam tăng 4,1% trong năm 2020

    ADB: Kinh tế Việt Nam tăng 4,1% trong năm 2020

    02:00, 19/06/2020

  • Kinh tế Việt Nam có thể bật tăng trở lại ở mức 7% vào năm 2021

    Kinh tế Việt Nam có thể bật tăng trở lại ở mức 7% vào năm 2021

    06:00, 27/05/2020

  • Những tín hiệu giúp kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại

    Những tín hiệu giúp kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại

    05:30, 06/05/2020

  • Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam ở quý 2?

    Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam ở quý 2?

    06:00, 30/04/2020

TS. HUỲNH TRUNG MINH