Cần xã hội hoá mạnh mẽ lĩnh vực dạy nghề

Ngọc Hà thực hiện 02/12/2018 12:30

Đó là khẳng định của TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về việc “Hợp tác Doanh nghiệp và Nhà nước trong đào tạo và tuyển dụng”.

- Thưa ông, vai trò của doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào trong mối quan hệ hợp tác giữa Doanh nghiệp và Nhà nước trong đào tạo và tuyển dụng?

Các doanh nghiệp cần phải trở thành nhà đầu tư, người định hướng nền giáo dục, định hướng nghề và tham gia vào quá trình soạn thảo nội dung chương trình dạy nghề và tạo cơ sở để sinh viên học nghề có thể đến các doanh nghiệp để thực tập.

Theo đó, các hiệp hội doanh nghiệp phải đóng vai trò quan trọng trong việc cấp chứng chỉ, xác nhận trình độ nghề nghiệp của các học viên và là nơi giải quyết đầu ra cho lao động nghề nghiệp.

Như vậy, trong tất cả các khâu của hoạt động đào tạo nghề nghiệp đều có vai trò của doanh nghiệp. Đào tạo nghề nghiệp không chỉ có vai trò của Nhà nước, các trường đào tạo mà cũng chính là vai trò của doanh nghiệp.

Chỉ khi nào chúng ta thúc đẩy được xã hội hoá mạnh mẽ lĩnh vực dạy nghề và thúc đẩy được sự tham gia của khu vực tư nhân với tư cách là chìa khoá của đất nước này, thì lúc đó chúng ta mới có cơ hội cải thiện và nâng cao chất lượng dạy nghề để đáp ứng yêu cầu của các nền kinh tế trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp

    Doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp

    18:30, 21/11/2018

  • Giáo dục nghề nghiệp: Làm gì để tạo đột phá?

    Giáo dục nghề nghiệp: Làm gì để tạo đột phá?

    14:00, 05/06/2018

  • Điều kiện cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

    Điều kiện cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

    10:08, 06/04/2018

- Cụ thể, việc xã hội hoá mạnh mẽ lĩnh vực dạy nghề ở đây là như thế nào, thưa ông?

Cần phải thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước là đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ công. Nhà nước không làm những gì mà doanh nghiệp và người dân có thể làm được. Trong trường hợp này phải đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp. Nhà nước tạo khuôn khổ pháp luật, xây dựng chính sách khuyến khích, thậm chí Nhà nước có thể đầu tư cùng khu vực tư nhân để xây dựng các cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền để thay đổi nhận thức của cơ quan nhà nước, trường và khu vực doanh nghiệp về vai trò của từng nhân tố trong phát triển dạy nghề. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có khuôn khổ pháp Luật để thúc đẩy xã hội hoá trong dạy nghề.

Nhà nước cũng cần hợp tác đào tạo với khu vực tư nhân trong lĩnh vực dạy nghề theo công thức đối tác công tác công tư (PPP). Đây được xem là công thức hiệu qủa thúc đẩy công tác giáo dục nghề nghiệp, nhất là trong giai đoạn đầu như hiện nay.

- Trong bối cảnh Hiệp định CPTPP vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua, tiêu chuẩn lao động của các FTA và việc giáo dục, đào tạo nghề nghiệp có mối liên hệ như thế nào, thưa ông?

Việc đáp ứng các tiêu chuẩn lao động đang là một đòi hỏi rất quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do, và của việc chúng ta có thâm nhập được vào thị trường thế giới hay không?

Tiêu chuẩn lao động hiện nay không chỉ nói đến về mặt kỹ thuật của nghề nghiệp, bởi kỹ thuật nghề nghiệp có thể được thể hiện trong chất lượng sản phẩm, nhưng tiêu chuẩn lao động trong các hiệp định này chủ yếu nói đến tiêu chuẩn gắn liền với phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội, gắn liền với việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm với người lao động và tuân thủ các quy chế về bảo vệ môi trường.

Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu về lao động trong thời hội nhập không chỉ cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện về lao động cho người lao động cũng như tuân thủ các điều kiện về trách nhiệm xã hội nói chung.

- Xin cám ơn ông!

Ngọc Hà thực hiện